| Hotline: 0983.970.780

Quan hệ Việt - Mỹ từ câu chuyện hợp tác tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Thứ Tư 04/11/2020 , 07:10 (GMT+7)

2020 là năm kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Mỹ cũng là kỷ niệm 20 năm hợp tác cùng đối tác Hoa Kỳ của Vườn quốc gia Cúc Phương.

Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Sally Jewell (trái) và Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn thăm và làm việc tại Vườn quốc gia Cúc Phương năm 2015. Ảnh: PQV.

Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Sally Jewell (trái) và Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn thăm và làm việc tại Vườn quốc gia Cúc Phương năm 2015. Ảnh: PQV.

Cúc Phương được biết đến là Vườn quốc gia đầu tiên ở Việt Nam, trong gần 60 năm hình thành và phát triển, Vườn quốc gia Cúc Phương đã có trên 20 năm hợp tác với đối tác Hoa Kỳ và đạt được rất nhiều thành tựu to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học.

Ông Đỗ Văn Lập, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mở ra cơ hội cho những hợp tác của cơ quan chuyên môn lâm nghiệp hai quốc gia. Vườn quốc gia Cúc Phương vui mừng vì được chọn lựa để triển khai một số dự án hợp tác cụ thể.

Trong đó, có Chương trình hợp tác giữa Cúc Phương với Đại học Illinois thông qua Dự án: “Nghiên cứu đa dạng thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương” (1998 - 2008). Dự án do nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế (ICBG) thực hiện.

“Sau 10 năm triển khai, Dự án đã mang lại những hiệu quả thực sự tích cực cho cả hai phía. Chúng tôi luôn ghi nhớ và xác định đây là dấu ấn đầu tiên, tạo lập nền tảng vững chắc để mở ra cơ hội hợp tác tiếp theo.” Ông Đỗ Văn Lập chia sẻ.

Theo ban lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương, Dự án thu được rất nhiều kết quả có ý nghĩa về mặt khoa học, như đã phát hiện thêm 1 chi mới và 3 loài mới cho khoa học. Đây là sự kiện được giới khoa học quốc tế đánh giá cao.

Dự án cũng xây dựng được Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu đa dạng hệ thực vật Cúc Phương thông qua việc giải đoán ảnh vệ tinh. Thu thập được 12.000 mẫu tiêu bản, mô tả đầy đủ thông tin theo tiêu chuẩn quốc tế và lưu trữ tại Bảo tàng Cúc Phương bằng thiết bị bảo quản hiện đại. Xây dựng Trung tâm bảo tồn các loài thực vật quý hiếm với diện tích 2 ha, bảo tồn thành công 30 loài quý hiếm của Cúc Phương.

Hỗ trợ Chương trình Giáo dục “Nâng cao nhận thức bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương”. Chương trình đã nâng cao nhận thức cho khoảng 15.000 học sinh/năm thông qua hoạt động chính khóa và hàng chục nghìn người thông qua hoạt động tham quan du lịch.

Các chuyên gia nghiên cứu đa dạng thực vật thực địa tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: PQV.

Các chuyên gia nghiên cứu đa dạng thực vật thực địa tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: PQV.

Cũng theo ông Đỗ Văn Lập, từ 2010 đến 2013, Vườn quốc gia Cúc Phương được Bộ NN-PTNT cho phép triển khai Dự án “Bảo tồn bền vững nguồn gen loài gấc rừng” với sự hợp tác cùng Đại học Illinois và Công ty Kraft Food.

Sau bốn năm, Dự án đã đạt kết quả quan trọng, trong đó phải kể tới kết quả về nghiên cứu “đường không béo” có trong gấc rừng Cúc Phương. Chính từ đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận ban đầu, rằng gấc rừng có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất nước giải khát an toàn và bổ dưỡng.

Đặc biệt, gần đây, kế thừa các thành quả nghiên cứu từ dự án ICBG, với sự tài trợ của Viện Y tế Quốc gia, Quỹ Khoa học Quốc gia và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các nhà khoa học của Đại học Illinois đã phát hiện được một hoạt chất của cây Thanh Táo có khả năng điều trị virus HIV và bệnh AIDS. Đây là tín hiệu thực sự vui mừng để chúng ta có thể hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học điều chế thành công thuốc kháng HIV, bệnh lao, sốt rét...  

Từ kết quả đạt được đó, trong thời gian qua, Cúc Phương đã đón nhiều đoàn ngoại giao và trao đổi chuyên môn từ phía Hoa Kỳ. Năm 2015, Cúc Phương vinh dự đón Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Sally Jewell đến thăm.

Với sự chứng kiến của Thứ trưởng Thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ đã đánh giá cao công tác cứu hộ, chăm sóc, bảo tồn động vật hoang dã ở Cúc Phương. Trong nội dung trao đổi đoàn, bà Sally Jewell cũng cho biết, sẽ kiến nghị xây dựng các chương trình hợp tác toàn diện giữa hai nước về bảo tồn động vật hoang dã trong thời gian tới.

Các chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu đa dạng thực vật tại Cúc Phương. Ảnh: PQV.

Các chuyên gia trong nước và quốc tế nghiên cứu đa dạng thực vật tại Cúc Phương. Ảnh: PQV.

Tiếp đó, nhằm thực hiện chương trình hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia về bảo tồn động vật hoang dã, cũng như thực hiện nội dung trong Nghị định thư hỗ trợ giữa Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ và Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, cuối năm 2019 và đầu năm 2020, lãnh đạo Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã có 2 chuyến thăm và làm việc tại Cúc Phương.

Qua hội đàm, trao đổi và chia sẻ thông tin, hai bên đã thống nhất, Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ sẽ khảo sát và đánh giá khả thi để xây dựng chương trình hỗ trợ lồng ghép, cập nhật các chương trình giảng dạy thực thi pháp luật vào các cơ sở đào tạo về lâm nghiệp tại Việt Nam.

Cũng trong chương trình trên, năm 2019, tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Hoa Kỳ đã phối hợp với Cúc Phương tổ chức hội đàm về triển vọng hợp tác thực hiện Dự án Giám sát sức khỏe động vật hoang dã INDOPACOM tại Việt Nam, với sự hỗ trợ của Chương trình giảm thiểu mối đe dọa sinh học của Cơ quan giảm thiểu các mối đe dọa, thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Các nội dung thống nhất như tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, đào tạo kĩ năng thu thập các mẫu bệnh phẩm từ động vật hoang dã. Phối hợp cùng thực hiện các xét nghiệm liên quan đến các loại bệnh phẩm từ động vật hoang dã, là cơ hội tốt để thúc đẩy công tác theo dõi sức khỏe, giám sát và quản lý các dịch bệnh góp phần bảo tồn các loài động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp ngày một tốt hơn ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Việt Nam nói chung và Cúc Phương nói riêng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm