| Hotline: 0983.970.780

Quản lý bệnh thán thư hại ớt mùa mưa

Thứ Tư 24/09/2014 , 10:14 (GMT+7)

Bệnh này xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thường gây hại mạnh nhất là vào thời kỳ cây ớt cho trái. Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây nên, làm thối trái hàng loạt.

Theo Phòng Trồng trọt, Trung tâm KN-KN Đồng Tháp, cây ớt trồng được quanh năm và có thể trồng luân canh trên nền đất lúa ở tỉnh Đồng Tháp, còn một số địa phương khác thì trồng chuyên canh.

Hiện diện tích trồng ớt tại tỉnh Đồng Tháp khoảng 2.479 ha, riêng huyện Thanh Bình lên tới 1.208 ha. So với các loại cây trồng khác thì cây ớt có lợi nhuận rất cao, vào mùa nghịch, giá ớt lên tới 40.000 - 50.000 đồng/kg. 

Chính vì vậy, tình hình dịch hại trên đối tượng này cũng phức tạp, nhất là vào mùa mưa. Do đó, bà con nông dân trồng ớt đạt hiệu quả thì phải vận dụng nhiều biện pháp kỹ thuật, từ khâu chọn giống đến chăm sóc và phòng trừ dịch hại.

Đối với cây ớt, nông dân cho rằng đối tượng nguy hiểm nhất là bệnh thán thư, hay còn gọi là bệnh đen trái. Bệnh này xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng thường gây hại mạnh nhất là vào thời kỳ cây ớt cho trái. Bệnh do nấm Colletotrichum spp gây nên, làm thối trái hàng loạt.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh là những vết ướt trên trái, tiếp đến vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn có màu xanh đậm, sau đó lớn dần có hình tròn hoặc bầu dục, vết bệnh lõm xuống có màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen.

Bệnh thán thư lây lan rất nhanh, nếu ruộng ớt bị nhiễm bệnh nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Để phòng trị hiệu quả bệnh này, bà con nông dân nên áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp như: Luân canh, không trồng cây họ cà ớt, chọn giống kháng bệnh, tỉa cành cho cây, trồng mật độ vừa phải, không nên bón thừa phân đạm, thu hái các trái bệnh đem tiêu hủy và sử dụng thuốc.

Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu bệnh trên cây ớt, bà con cần chọn đúng loại thuốc.

SAT 4SL (hoạt chất Cytosinpeptidemycin 4%) là một loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh thán thư và xoắn lá ớt, bà con nông dân sử dụng với liều lượng 20 ml/20 lít nước (phun từ 2 - 3 bình/1.000 m2) và phun lại lần 2 cách nhau 5 ngày.

Là loại thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất kháng sinh thế hệ mới vì có thời gian cách ly ngắn, ít độc với con người và môi trường. 

Để phòng ngừa bệnh cây ớt đạt hiệu quả cao và tiết giảm chi phí SX, bà con nông dân nên phun thuốc khi thật cần thiết và phải đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng.

logo123221155

Xem thêm
Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.