| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chặt giống cây lâm nghiệp

Thứ Hai 16/07/2018 , 08:05 (GMT+7)

Là tỉnh có phong trào trồng rừng SX mạnh nhất khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Bình Định có đến hàng trăm cơ sở SX giống cây lâm nghiệp (GCLN) với sản lượng hàng trăm triệu cây giống/năm. 

Để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt các cơ sở này.

11-14-42_1
Các cơ sở SXKD GCLN đang hoạt động hết công suất

Theo ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Bình Định, hiện trên địa bàn tỉnh này có 110.124ha rừng trồng, mỗi năm khai thác, trồng mới khoảng 8.500ha, nhu cầu về cây giống lâm nghiệp là 25 triệu cây/năm, chủ yếu là keo lai. Trong những năm qua, cơ sở SX GCLN mọc lên như nấm sau mưa.

Ông Nguyễn Đình Lâm, Trưởng phòng Sử dụng và phát triển rừng (Chi cục Kiểm lâm Bình Định) cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có 143 đơn vị SX GCLN, mỗi năm SX được khoảng 200 triệu cây giống, chủ yếu là keo lai giâm hom. Trong 143 đơn vị SXKD cây giống lâm nghiệp nói trên có 11 đơn vị có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và 132 cơ sở tư nhân (chiếm 93%), gồm 26 Cty TNHH, 5 doanh nghiệp tư nhân và 102 cơ sở. Trong đó, có 3 đơn vị đầu tư công nghệ cao bằng phương pháp nuôi cấy mô, công suất SX 20 triệu cây giống/năm.

Ngoài ra, một số đơn vị còn SX các loài cây phục vụ cho trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, như: Sao đen, phi lao, thông Caribe, keo lá tràm, bần trắng, mắm trắng. Tính đến tháng 7/2018, các cơ sở SX GCLN trên địa bàn Bình Định đã SX được 91 triệu cây giống các loại.

Điều đáng lo ngại là ngoài những cơ sở SX GCLN “chính danh”, được cơ quan chức năng cấp phép, còn có nhiều cơ sở SX GCLN “chui”. Và tất nhiên, chất lượng cây giống được SX từ những cơ sở “chui” này khó được đảm bảo. Thực tế này đã đặt ra nhiều thách thức cho ngành chức năng trong việc quản lý chất lượng cây giống.

Theo thống kê của ngành chức năng, bên cạnh các cơ sở SX CGLN quy mô lớn được cơ quan chức năng cấp phép; trên địa bàn Bình Định còn nhiều cơ sở SX GCLN có quy mô nhỏ hộ gia đình, công suất 200 - 300 ngàn cây giống/năm, chưa được quản lý. Hầu hết các cơ sở SX nhỏ chưa được kiểm soát chất lượng nguồn gốc giống chặt chẽ và các quy trình SX chưa đảm bảo theo yêu cầu của Bộ NN-PTNT. Để nâng cao chất lượng rừng trồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, việc quản lý, nâng cao chất lượng CGLN được ngành chức năng đặt làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Để đảm bảo quyền lợi cho người trồng rừng, góp phần ngày càng nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý GCLN ban hành kèm theo QĐ số 89/2005/QĐ-BNNPTNT ngày 29/12/2005 của Bộ NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm Bình Định thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, đồng thời thông tin về các cơ sở, đơn vị SXKD GCLN chất lượng cao trên trang thông tin điện tử của ngành nông nghiệp để người trồng rừng chọn mua.

11-14-42_2
Tập kết GCLN để chuyển đi bán cho người trồng rừng

Chi cục Kiểm lâm Bình Định còn thường xuyên phối hợp với Phòng NN-PTNT các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác SXKD GCLN trên địa bàn. Đối với cây keo lai và bạch đàn SX bằng phương pháp giâm hom, từ năm 2011, Sở NN-PTNT Bình Định đã yêu cầu các đơn vị SXKD sử dụng cây giống nuôi cấy mô để trồng vườn cung cấp hom nhằm nâng cao chất lượng giống.

Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, Chi cục Kiểm lâm Bình Định đã tổ chức 13 lớp tập huấn cho kiểm lâm địa bàn về công tác kiểm tra, giám sát SXKD GCLN và giao nhiệm vụ cho các Hạt Kiểm lâm thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD GCLN tại địa phương với tổng số người tham gia là 181 người.

“Ngành chức năng quản lý chất lượng GCLN theo chuỗi hành trình. Cây giống phải có nguồn gốc từ vật liệu đến quy trình SX đến khi bán ra thị trường. Cơ sở SX phải đăng ký tại Sở NN-PTNT, ngành chức năng sẽ thường xuyên kiểm tra chứng nhận nguồn giống. Khi cây giống được đưa ra thị trường phải được cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của cây con”, ông Nguyễn Thế Dũng nói.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm