| Hotline: 0983.970.780

Quản lý chặt khai thác cát để hạn chế xâm nhập mặn

Thứ Bảy 09/12/2023 , 10:38 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Một trong những nguyên nhân dấn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh ở các tỉnh duyên hải Bắc bộ là do mực nước trong các dòng sông bị hạ thấp.

Sông Rế, hệ thống thủy lợi An Kim Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Sông Rế, hệ thống thủy lợi An Kim Hải. Ảnh: Đinh Mười.

Thành phố Hải Phòng có 5 hệ thống thủy lợi, được giới hạn bởi 5 tuyến sông là hạ lưu của sông Hồng và sông Thái Bình, các hệ thống thủy lợi này phục vụ cung cấp nước cho khoảng 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, cấp khoảng 100 triệu m3 nước thô cho sản xuất nước sạch hằng năm và tiêu thoát nước cho khoảng 50 nghìn ha đất của các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp.

Các hệ thống thủy lợi tại Hải Phòng có đặc điểm là đều được khai thác bởi các tuyến sông tự nhiên, thông qua hình thức lấy nước tự chảy, lợi dụng vào nguồn nước lên xuống của thủy triều để tích trữ vào hệ thống, phục vụ cho các nhu cầu sản xuất.

Thông thường các hệ thống thủy lợi sẽ lấy nước và tích trữ từ các hệ thống sông tự nhiên để cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất nhưng những năm gần đây, việc này gặp nhiều khó khăn.

Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hải Phòng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do nước mặn xâm nhập sâu vào các vùng cửa sông, tại một số vị trí mặn đã lấn sâu vào trong các cửa sông đến 40km.

Điều này làm giảm thời gian khai thác nước của công trình đầu mối trong các hệ thống thủy lợi, kéo theo đó là việc tích nước bị ảnh hưởng. Tình trạng này làm gia tăng chi phí sản xuất, gây khó khăn cho công tác bảo vệ nguồn nước và việc thau chua rửa mặn tại những khu vực giáp biển.

Cống đầu mối lớn nhất hệ thống thủy lợi Đa Độ đang gặp khó khăn trong việc lấy nước do xâm nhập mặn. Ảnh: Đinh Mười.

Cống đầu mối lớn nhất hệ thống thủy lợi Đa Độ đang gặp khó khăn trong việc lấy nước do xâm nhập mặn. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hải Phòng chia sẻ, nếu như trước đây, Hải Phòng có khoảng 50% diện tích đất canh tác được thực hiện bằng hình thức tưới tự chảy thì hiện tại có đến 70% diện tích đất canh tác đã phải chuyển sang phương thức tưới bằng động lực, làm chi phí sản xuất tăng lên 30% đến 50% so với trước kia.

Trong việc bảo vệ nguồn nước, các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hải Phòng ngoài việc phục vụ cho sản xuất còn phải phục vụ cung cấp nước sinh hoạt. Do đó, khi khó khăn về nguồn nước cấp cho hệ thống thì việc bảo vệ nguồn nước phải đặt lên hàng đầu, kéo theo đó là chi phí tăng, ảnh hưởng đến việc đầu tư để bảo vệ nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi.

Với việc thau chua rửa mặn tại các vùng cửa sông ven biển, tại Hải Phòng, phần lớn diện tích đất của các địa phương ven biển đều phải thực hiện quy trình này thường xuyên, tránh việc phát tán mặn vào đất gây giảm năng xuất của cây trồng.

Việc khai thác nguồn nước tại các cửa sông khó khăn khiến việc thau chua rửa mặn bị hạn chế do không đủ nước, do đó một số diện tích đất đã phải tính đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi thời vụ canh tác để giảm thiểu thiệt hai do xâm nhập mặn gây nên.

Trước thực trạng này, Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai đã đề xuất UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các sở, ban ngành và địa phương thực hiện nhiều giải pháp liên quan đến khai thác nước, nhóm giải pháp liên quan đến trữ nước, bảo vệ nguồn nước và thay đổi thói quen sử dụng nước.

Đồng xuất UBND thành phố Hải Phòng bố chí kinh phí cho các công ty khai thác công trình thủy lợi, đặc biệt là các vùng nhiễm mặn như: Đa Độ, Kiến Thụy, khu vực thủy lợi Tiên Lãng,…

Đầu tư các công trình đầu mối để điều tiết nguồn nước tốt hơn. Ảnh: Đinh Mười.

Đầu tư các công trình đầu mối để điều tiết nguồn nước tốt hơn. Ảnh: Đinh Mười.

“Với các giải pháp chúng tôi đã đề cập ở trên, trong thời gian vừa qua việc đảm bảo nguồn nước cơ bản đã đạt theo quy chuẩn 08 của Bộ TN-MT về cấp cho sản xuất sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng”, ông Ban chia sẻ.

Cũng theo ông Ban, bên cạnh những khó khăn do yếu tố khách quan, hiện tại việc ứng phó biến đổi khí hậu, cụ thể là xâm nhập mặn gặp khó bởi một số cơ chế, chính sách thủy lợi vẫn chưa thực sự được hiệu quả tại các địa phương.

Đơn cử như Nghị định 96 của Chính phủ quy định về giá sản phẩm phụ trợ thủy lợi và hỗ trợ sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi. Các quy chế xây dựng giá trong Nghị định này gần như không thực hiện được, trong 5 năm vừa qua, gần như không có địa phương nào xây dựng được khung giá.

Tiếp đến là Nghị định 129 quy định về quản lý kết cấu công trình thủy lợi, theo điều 7, với một công trình thủy lợi sẽ có 2 đơn vị quản lý, thậm chí là nhiều đơn vị quản lý, điều này gây khó khăn trong quá trình vận hành công trình thủy lợi.

“Cần phải quản lý chặt chẽ việc khai thác cát ở lòng sông, một trong những nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm mặn là do mực nước trong các sông bị hạ thấp, khi có triều cường thì nước mặn sẽ dễ dàng bị xâm nhập vào lòng các sông và trong đập”, ông Đoàn Văn Ban chia sẻ thêm.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.