| Hotline: 0983.970.780

Quản lý cỏ dại

Thứ Hai 19/10/2015 , 09:26 (GMT+7)

Cỏ dại hại lúa là một trong những vấn đề lo âu trong SX lúa. Đây là đối tượng dịch hại quan trọng mà nông dân cần quan tâm ngay từ đầu vụ.

Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước, ánh sáng với lúa làm lúa kém phát triển. Để quản lý cỏ dại phải tốn một lượng chi phí khá lớn. Vì vậy hạn chế sự gây hại của cỏ dại là giải pháp quan trọng góp phần tăng năng suất và phẩm chất lúa.

Gần đây cơ giới hóa được áp dụng rất phổ biến, đặc biệt là sử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa đã giúp cho bà con đỡ tốn công, giảm chi phí trong SX. Nhưng thu hoạch bằng máy là tác nhân giúp cỏ có cơ hội phát tán ra các khu vực xung quanh.

Th.S Trần Thị Bích Trân, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty TNHH Tân Thành cho biết, có nhiều phương pháp quản lý cỏ dại như dùng nước ém cỏ, trục nhận cỏ, nhổ cỏ bằng tay nhưng hầu hết nông dân vùng ĐBSCL đều kết hợp quản lý cỏ dại bằng thuốc hóa học, phổ biến nhất là sử dụng thuốc tiền nảy mầm và hậu nảy mầm.

Để quản lý cỏ dại đạt hiệu quả cao nông dân cần thực hiện tốt các quy trình kỹ thuật diệt cỏ thuộc nhóm cỏ tiền nảy mầm như san bằng mặt ruộng khi làm đất, sau khi trục trạc xong phải phun thuốc tiền nảy mầm (chú ý đất phải còn đủ độ ẩm).

Khi mặt đất nứt chân chim cần cho nước vào ruộng, dùng mực nước này ém không cho cỏ nảy mầm. Đối với nhóm cỏ hậu nảy mầm phun thuốc từ 7 - 12 ngày sau khi sạ, cỏ từ 2 - 4 lá, sau 24 - 36 giờ phải cho nước vào ruộng, duy trì mực nước từ 5 - 7 ngày.

Tuy nhiên trong điều kiện thực tế còn tồn tại nhiều vùng đất đai không bằng phẳng, ruộng không chủ động được nước nên vấn đề quản lý cỏ dại cũng gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó nhiều nông dân còn quản lý cỏ dại theo tập quán cũ nên chưa đạt được hiệu quả tối ưu.

Theo ThS Bích Trân, việc quản lý cỏ dại phải kết hợp cả quy trình từ khâu chuẩn bị đất, thời điểm phun thuốc, và quan trọng nhất là khâu quản lý nước. Như vậy nước có vai trò quan trọng trong quy trình quản lý cỏ dại hiệu quả.

Từ nay đến hết ngày 12/12/2015, bà con mua 2 chai thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC tại các đại lý sẽ được tặng ngay 1 gói bột giặt Omo 800 mg. Windup 500EC giúp bà con quản lý tốt cỏ dại hiệu quả ngay từ đầu, góp phần tạo nên mùa vàng bội thu.

Để có sự lựa chọn đúng đắn cho việc giải quyết nỗi lo cỏ dại trên cánh đồng của mình, Cty Tân Thành cho ra đời thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC với việc phối trộn tối ưu giữa chất trừ cỏ và chất an toàn tạo thành lớp màng thông minh làm cỏ dại ngừng sinh trưởng mà vẫn an toàn tuyệt đối cho lúa.

Cơ chế tác động của Windup 500EC như sau: Hoạt chất Pretilachlor thấm vào mầm cỏ kìm hãm sự phân chia tế bào làm mầm cỏ ngừng sinh trưởng và chết, rễ lúa hấp thu được chất an toàn Fenclorim nên lúa không bị gây hại bởi Pretilachlor. Đặc biệt, không gây chết mộng chết vũng mà vẫn giúp lúa phát triển khỏe mạnh.

Với ba ưu điểm vượt trội, nồng độ thuốc trừ cỏ cao, diệt được tất cả các loại cỏ tiền nảy mầm giúp cây lúa phát triển tốt ngay từ đầu, Windup 500EC làm sạch cỏ, giúp bà con yên tâm canh tác.

Ông Lê Văn Liêm ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ làm ruộng trên 20 năm cho biết trước kia làm ruộng phải nhổ cỏ mỗi ngày.

 Vài năm gần đây thì mua thuốc xịt, phối trộn 2 – 3 loại thuốc diệt cỏ, phải phun 3 – 4 lần/vụ vừa tăng chi phí, tốn công, năng suất giảm. Từ khi sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Windup 500EC, đồng ruộng sạch cỏ, lúa sinh trưởng và phát triển tốt.

Xem thêm
Có nhiều hộ chăn nuôi chủ quan với bệnh dịch trên động vật hoang dã

35% người chăn nuôi động vật hoang dã không nhận thức được nguy cơ lây bệnh từ những con vật này sang người. 

Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.