| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh

Thứ Hai 08/11/2021 , 12:59 (GMT+7)

Quảng Bình đang khẩn trương triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19…

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Quảng Bình đã thành Ban Chỉ đạo phục hồi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm các hoạt động giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh (BCĐ).

BCĐ này do ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban .

BCĐ tỉnh Quảng Bình họp triển khai nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, khắc phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Ảnh: T.P

BCĐ tỉnh Quảng Bình họp triển khai nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn, khắc phục và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Ảnh: T.P

Hiện, khó khăn, vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) tại Quảng Bình tập trung vào 4 nhóm chủ yếu.

Đó là nhóm khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó chủ yếu là khó khăn do người lao động tại các doanh nghiệp và cơ sở SXKD chưa được tiêm vắc-xin.

SXKD theo phương án “3 tại chỗ” phát sinh nhiều bất cập. Việc nhập khẩu nguyên liêụ; việc tiếp cận các gói tín dụng, ưu đãi, hỗ trợ miễn giảm các loại thuế, phí còn hạn chế.

Nhóm khó khăn thứ 2 là do các văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo hoặc quy định chưa rõ, gây lúng túng cho các nhà đầu tư và các đơn vị triển khai trong quá trình thực hiện.

Nhóm khó khăn thứ 3 là về giải ngân vốn đầu tư công do dịch bệnh kéo dài và nhóm thứ 4 là khó khăn về tài chính.

Lãnh đạo tỉnh và  Sở NN-PTNT Quảng Bình kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lệ Thuỷ. Ảnh: T.P

Lãnh đạo tỉnh và  Sở NN-PTNT Quảng Bình kiểm tra tình hình sản xuất tại huyện Lệ Thuỷ. Ảnh: T.P

Tại buổi làm việc của BCĐ, đại diện lãnh đạo các sở, ngành cũng cho rằng, ngoài những khó khăn chung đã tổng hợp, nắm bắt trên thì một số vướng mắc phát sinh trong thời điểm hiện nay là giá cả thị trường các loại nông sản sụt giảm. Áp lực giải quyết việc làm cho lao động trở về từ các tỉnh phía Nam,...

Theo ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ, trên cơ sở này, các sở, ngành đã xây dựng kế hoạch và đề xuất các biện pháp hỗ trợ. “Nhiệm vụ đặt ra là sớm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ sở SXKD để thúc đẩy sản xuất có hiệu quả trong thời gian tới”- ông Trần Thắng nhấn mạnh..

Lãnh đạo tỉnh cũng đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, cần xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện để triển khai tháo gỡ khó khăn trong SXKD, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Để nhanh chóng gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ngành Y tế quan tâm ưu tiên tiêm vắc-xin Covid-19 cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, lao động du lịch.

Quảng Bình đã chỉ đạo các cơ quan liên quan hỗ trợ cho doanh nghiệp các thủ tục giảm tiền điện, miễn giảm tiền thuê đất, gia hạn thời gian nộp các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ông Phan Phong Phú, Giám đốc Sở Kế hoạch- Đầu tư cho hay: “Trên tinh thần đó, các cơ quan tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng hỗ trợ do dịch Covid-19. Hướng dẫn cho các doanh nghiệp và người lao động thủ tục thực hiện các khoản hỗ trợ quy định của Chính phủ”.

Để tích cực thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2021, giải ngân nguồn vốn, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện cho doanh nghiệp được điều chỉnh tiến độ thực hiện các dự án bị ảnh hưởng do dịch bệnh. Có giải pháp cải cách hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân.

Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: “Trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể được giao, các sở, ngành tập trung nghiên cứu, thực hiện và tham mưu cho UBND tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  và thúc đẩy sản xuất từ nay đến cuối năm và năm tới”.

Trên mặt trận sản xuất nông nghiệp cũng đang đương đầu với những khó khăn, thách thức mới. Ông Mai Văn Minh, Giám đốc Sở NN- PTNT cho hay, ngành tập trung theo dõi, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản do tác động của dịch Covid-19 để tham mưu hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Tháo dỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp để sớm phục hồi thúc đẩy phát triển SX-KD. Ảnh: T.P

Tháo dỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp để sớm phục hồi thúc đẩy phát triển SX-KD. Ảnh: T.P

Theo ông Minh, nhiệm vụ phục hồi phát triển sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp được chia làm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (từ khi kế hoạch được ban hành đến hết năm 2021) là triển khai các giải pháp trước mắt. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.

Giai đoạn 2 (từ năm 2022 đến hết năm 2023). Giai đoạn này chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong điều kiện bình thường mới. Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho nhu cầu nội địa, xuất khẩu và các chỉ tiêu tăng trưởng của ngành.

Hiện, Quảng Bình tập trung chuẩn bị các điều kiện tốt nhất triển khai sản xuất đông xuân 2021-2022. ”Chúng tôi chỉ đạo đảm bảo cơ cấu giống, thời vụ; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng các loại cây trồng năm 2022”- ông Mai Văn Minh nói.

Theo đó, Quảng Bình sẽ phấn đấu gieo trồng 52.000 ha lúa, sản lượng trên 26 vạn tấn; sắn trên 6.500ha, sản lượng 120.900 tấn; lạc 5.000 ha, sản lượng 12.300 tấn...

Ngoài ra, các địa phương đẩy mạnh chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao hơn với diện tích bình quân 1.900-2.000ha/năm. “Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ thực hiện cánh đồng lớn trên các cây trồng có lợi thế với diện tích trên 7.300 ha, sản lượng được các doanh nghiệp tiêu thụ”- ông Mai Văn Minh nói thêm.

Xem thêm
Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất