| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Trâu chết, hết chuyện

Thứ Ba 02/03/2010 , 10:27 (GMT+7)

Dân ta có câu "Chó chết, hết chuyện", còn ở xã Hưng Trạch, chúng tôi xin đổi thành "Trâu chết, hết chuyện".

Trâu chết bên bờ sông Bùng ở xã Hưng Trạch
Dân ta có câu "Chó chết, hết chuyện", còn ở xã Hưng Trạch (Bố Trạch- Quảng Bình) chúng tôi xin đổi câu nói này thành "Trâu chết, hết chuyện". Bởi ở đây con trâu là đầu cơ nghiệp, chết trâu thì người dân chẳng còn biết bấu víu vào đâu. 

Ngồi với tôi trước thềm, ông Nguyễn Văn Phụ 57 tuổi, trú tại thôn Bồng Lai 2, xã Hưng Trạch nói như khóc: “Cả nhà trong chờ vào mấy con trâu, vậy mà bỗng dưng chúng chết quay lơ, của một đóng tiền không sót sao được”. Mà không riêng gì nhà ông Phụ, cỡ hàng chục gia đình ở xã Hưng Trạch đều lâm vào cảnh trâu chết, nợ treo trên đầu.

Đến Hưng Trạch những ngày đầu xuân người dân bàn nhiều nhất là chuyện đàn trâu của họ cứ vơi dần qua từng ngày. Ông Nguyễn Chiến Sự, trưởng thôn Bồng Lai 2 cho hay: “Việc tiêm phòng ở đây đạt hiệu quả thấp do một số lượng lớn trâu, bò của người dân chăn thả triền miên trong rừng không được tiêm phòng, đồng nghĩa với nó là công tác dập dịch cũng khó khăn hơn, do đó chỉ trong vòng 1 tháng đã có hàng chục con trâu lăn quay ra chết".

Theo ông Sự dịch bùng phát nhanh một phần do trâu, bò chết chôn không đúng quy trình, lấp cạn, nhiều chỗ chó đánh mùi cào bới lôi ruột, thịt trâu bò tha khắp bờ sông Bùng, ruồi, muỗi, chuột bọ vì thế phát sinh mạnh càng khiến bệnh lây lan. Chứng kiến trâu chết ở đồi Ông Qủa còn khủng khiếp hơn, có con chết thịt đã phân huỷ hết, có con vừa chết được người đi rừng bắt gặp “tùng xẻo” thịt đem về ăn, cho và bán, có con chết nằm sình bụng ở bên bờ sông Bùng.

Được biết, ở Bồng Lai 2 có số lượng trâu bò nuôi nhiều nhất xã Hưng Trạch. Theo ông Sự thì năm 2008, số trâu được kê để tiêm phòng là 260 con, nhưng đến năm 2009 thì số kê khai sụt xuống chỉ còn 164 con. Trò chuyện với ông Phạm Đình Lương, cán bộ thú y xã thì nguyên nhân là do bà con sợ tốn kém khi đưa trâu đi tiêm phòng bởi trâu bò chăn thả rông trong rừng muốn bắt về tiêm phòng rất khó khăn và mất nhiều chi phí nên bà con cứ khai báo sụt xuống.

Khi xảy ra hiện tượng trâu bò chết hàng loạt, trưởng thôn báo ra xã, chính quyền xã báo cáo lên huyện, cán bộ UBND huyện Bố Trạch, Trạm Thú y huyện, thú y xã đã đến kiểm tra và kết luận: trâu chết do dịch bệnh tụ huyết trùng cấp tính. Sau đó, Thú y huyện phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức tiêu độc, khử trùng và tiêm phòng bổ sung cho đàn trâu, bò. Sau khi dịch phát ra, thú y xã đã phối hợp cùng bà con tiêm thuốc chữa trị cho trâu và đã có 24 con khỏi bệnh.

Chúng tôi vào nhà anh Hoàng Văn Thảo, hai vợ chồng chưa hết buồn bởi đàn trâu có 7 con thì chết mất 5 con. Đứng trước chuồng trâu trống không anh Thảo cho biết: “Ky cóp và vay mượn để làm được ngôi nhà ở cho khỏi mưa bão. Định bụng xong nhà thì bán đàn trâu trả nợ. Ai dè, trời không thương làm chết chết mấy con trâu lớn. Giờ thì mang cục nợ không biết lúc nào trả cho xong”.

Gia đình ông Hoàng Văn Thuận chết 3 con trâu. Cạnh đó, có gia đình anh Trần Văn Kỳ phát hiện trâu bị bệnh đưa về tiêm thuốc nhưng rồi trâu cũng chết đúng vào hôm mồng 3 tết. Riêng gia đình anh Nguyễn Học (thôn Bồng Lai 1) vốn hộ nghèo, chăm chút được 3 con trâu dự sau tết sẽ bán đi 2 con sửa sang lại ngôi nhà vốn xập xệ , còn 1 con để làm vốn thì trong vòng chưa đầy một tuần cả 3 con trâu lần lượt chết, đành phải chôn. Vợ chồng cứ nhìn nhau mà thảng thốt không nói được câu nào.

Ngày 29/2, ông Trần Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Hưng Trạch trao đổi với NNVN: “Sau khi xảy ra hiện tượng trâu chết, xã đã chi trên 20 triệu đồng để đào hố chôn tránh lây lan. Chúng tôi kiểm tra cụ thể thì có 17 con trâu đã được chôn. Ngoài ra bà con báo cáo chết thêm khoảng 40 con. Chúng tôi đã cho thành lập trung đội cơ động kiểm tra, trường hợp nào chưa chôn bắt phải chôn ngay".

Ông Nguyễn Văn Phụ có 3 con trâu. Mấy hôm trước có người trả mỗi con 20 triệu đồng. Trâu ông có tiêm phòng hẳn hoi. Hôm ấy, ông mang cỏ ra chuồng cho trâu ăn như mọi bận thì không thấy nó đứng lên được liền đi báo cán bộ thú y đến tiêm. Nhưng tiêm xong đến chiều thì trâu cũng lăn quay ra chết. Một tuần sau, con trâu mộng thứ hai cũng chết theo. Ông phải nhờ đến 17 người khiêng trâu lên xe bò, mua thêm mấy lít dầu hôi để khi đào hố chôn trâu tưới dầu xuống kẻo người ta đào lên. Cái đen đủi cứ bám lấy, con trâu mẹ có chửa đến ngày đẻ cũng chết. Vậy là trắng tay.

Bà Đỗ Thị Mong (vợ ông Phụ) ngồi xổm bên bếp lữa, nước mắt ngân ngấn kể lể: “Đàn trâu như của để dành cả đời cộng với tiền vay vốn phụ nữ đem đi mua trâu, chừ nợ không trả được, trâu lại không còn, bỗng chốc tui trở thành hộ nghèo”.

Có thể nói, nhiều hộ gia đình ở thôn Bồng Lai 1, Bồng Lai 2, sau vài năm chăm bẵm được đàn trâu đã tràn đầy hy vọng khi bán trâu sẽ có món tiền kha khá để làm nhà mới hay trả nợ vốn vay. Chưa kể, với một số gia đình, ước mơ có tivi, xe máy và bao dự định khác cũng chết theo trâu! Việc trâu chết hàng loạt để lại hậu quả nặng nề cho người dâ. Rất nhiều hộ ở đây sau khi trâu chết quyết định không ăn tết, họ đóng cùi lên rừng tìm trầm hương, rùa vàng, cái bẫy thú rừng…

Ông Nguyễn Chiến Sự cho biết thêm: Trước đây, khi điều tra, thống kê hộ nghèo được đánh giá tài sản bằng cả đàn trâu, bò nên nhiều hộ thoát khỏi diện hộ nghèo. Nhưng bây giờ, trâu bò chết hàng loạt, nhiều hộ bỗng dưng...tái nghèo! Ông Nguyễn Văn Phụ cứ băn khoăn: “Không biết, trâu bà con chết vì dịch như vầy mà nhà nước có hỗ trợ chi thêm được phần mô không. Nếu không thì cực quá”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm