| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Vườn cam ngọt từ rừng cao su

Thứ Năm 21/11/2019 , 08:36 (GMT+7)

Ông Bế Văn Mai (60 tuổi, ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là người có trang trại trồng rừng và cao su ở phía tây Quảng Bình. Trang trại rộng gần 40 ha, trong đó có khoảng 20 ha trồng cao su.

10-37-56__1-_ong_be_vn_mi
Ông Bế Văn Mai (bên phải): “Mỗi ha cam hăng suất cao có thể thu về cả tỷ đồng”.

Khi đang thu hoạch rừng cao su cho tiền tỷ mỗi năm thì cơn bão lớn cuối năm 2013 càn quét qua trang trại. Bão tan, gần nửa diện tích rừng cao su gãy gục. Số diện tích còn lại cũng xơ xác, tiêu điều…

Hàng ngày, nhìn rừng cao su đang trong thời kỳ thu hoạch của gia đình bị gãy, ông Mai suy tính, cao su đầu tư lớn, thời gian dài và khi bão tố đến thì thiệt hại khó lường trước được. “Vì vậy phải thay đổi tư duy và không nhất thiết phải trồng cao su bằng mọi giá” - ông Mai nói.

Qua các kênh thông tin, ông biết vùng miền tây Hà Tĩnh, Nghệ An… bà con trồng cam, bưởi rất trúng mùa. Trồng cây có múi đầu tư ít, thu hoạch nhanh và cũng dễ làm, đó là những tính toán của ông buổi ban đầu. Vậy là sang năm 2014, ông Mai “khăn gói quả mướp”, lặn lội đi khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam để tìm hiểu, học hỏi và kiếm loại cây trồng mới phù hợp nhằm thay thế dần diện tích cây cao su. Sau thời gian nắm bắt, tích lũy được kinh nghiệm, sàng lọc về các ưu điểm, nhược điểm của từng loại cây trồng có múi để đem so sánh với điều kiện khí hậu, vùng đất của trang trại. “Mấy tháng sau, tôi quyết định chọn giống cam ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) để trồng với niềm tin sự lựa chọn của mình là đúng” - ông nói thêm.

Khi những ha cam Cao Phong bén rễ, khép tán thì ông Mai tiếp tục mở rộng diện tích trồng thêm các giống cam V2, lòng vàng và cam đường Canh.

Khách đến tham quan vườn cam.

Buổi ban đầu, khó khăn không phải là ít. Vì cam là loại cây ăn quả đòi hỏi kỹ thuật gieo trồng và quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khó tới đâu là ông Mai lại hỏi các chuyên gia mà mình đã làm quen để có thêm kinh nghiệm và xử lý khi có dấu hiệu sâu bệnh. Nhờ có sự tập huấn và đam mê học hỏi nên vườn cam ông Mai được chăm sóc theo quy trình tuân thủ sử dụng các loại thuốc sinh học, phân hữu cơ để chăm bón cho cây. “Muốn đưa được sản phẩm ra thị trường thì phải đảm nảo yếu tố cam sạch” - suy nghĩ như vậy, nên ông Mai áp dụng quy trình kỹ thuật theo hướng VietGAP.

Việc phòng trừ sâu bệnh và các loại côn trùng đều được thực hiện bằng phương pháp an toàn sinh học để cây cam đạt năng suất, chất lượng cao. Ngoài ra, để chủ động nguồn nước tưới, ông Mai cũng đào hơn 1ha ao hồ dự trữ nước sạch cung cấp cho cây trồng. Ông cũng đã đầu tư hệ thống tưới tiêu hiện đại nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả lao động.

Hiện, ông Mai đã có 7 ha diện tích trồng cam với hơn 3.000 cây. Số vốn mà ông đầu tư cũng đến 3,5 tỷ đồng.

Rừng cam ông Mai đã cho thu hoạch mấy năm, nhưng năm nay mới bắt đầu có năng suất cao. “Trung bình mỗi ha cam khi thu hoạch chính vụ và chăm sóc đúng quy trình, thời tiết thuận lợi sẽ cho sản lượng từ 40 - 50 tấn quả. Giá bán thị trường từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg mang lại nguồn thu từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng”.

Lô vườn trồng cam đường Canh đang vào mùa thu hoạch. Bà Nguyễn Thị Thành (vợ ông Mai chọn những cây cam sai quả để ngày mai thu hoạch cho đơn hàng dưới thành phố lên mua. Vừa chọn cam, bà vừa cho hay, vụ cam năm nay đã xuất bán được hơn 30 tấn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nội huyện và thành phó Đồng Hới.

“Từ nay đến cuối vụ, nhà sẽ thu hoạch khoảng 27 tấn nữa là hết vụ. Sang năm sản lượng sẽ nhiều hơn vì nhiều diện tích cam đã bắt đầu vào kỳ thu hpạch năng suất cao” - bà Thanh cho hay.

10-37-56__2-_b_thnh
Bà Thanh chọn cam xuất bán.

Cũng từ đầu vụ, nhiều ngườu khách hay tin đã đến tham quan mô hình cam của ông Mai. Ông tận tình chỉ dẫn, truyền lại kinh nghiệm và còn tặng cho khách ký cam làm quà. “Tôi đang nghiên cứu để trồng và thu hoạch gối vụ. Có như vậy mới phục vụ tốt cho thị trường” - ông Mai chia sẻ.

Ông Nguyễn Trọng Tuyển, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch cho biết: “Ông Bế Văn Mai mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Việc xây dựng thành công mô hình trồng cam quy mô lớn không chỉ giúp gia đình ông Mai có nguồn thu nhập ổn định mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều người dân địa phương”.

Cũng theo ông Tuyển, hiện, huyện Bố Trạch đang khuyến khích nhân rộng một số mô hình chuyển đổi cây trồng đạt hiệu quả cao, như: mô hình trồng tiêu Phú Quý, cam VietGAP.

Xem thêm
Không thiếu quất, bưởi cảnh trưng Tết

Hưng Yên Tác động tiêu cực của mưa, bão làm gia tăng chi phí chăm sóc nên các dòng quất cảnh, bưởi cảnh tại Văn Giang có giá bán cao hơn so với mọi năm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt gia tăng lợi thế cạnh tranh

GEARS@VIETNAM giúp doanh nghiệp tại Việt Nam đo lường và thực hành ESG toàn diện trong quản trị nguồn nhân lực, giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.