| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam: Chưa xuống giống vì nhiễm mặn

Thứ Ba 21/05/2019 , 08:48 (GMT+7)

Nước sông nhiễm mặn xâm nhập với đồng ruộng khiến hàng trăm ha diện tích trồng lúa của người dân ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) chưa thể làm đất. 

Theo Phòng Kinh tế TP Tam Kỳ, mặn xâm nhập làm ảnh hưởng hơn 500ha đất lúa ở các xã Tam Thăng, Tam Phú, An Phú.

08-14-37_1
Đất nhiễm mặn chưa thể canh tác.

Ông Ung Nho Thư (SN 1958, trú xã Tam Thăng) cho biết, chưa thấy năm nào mặn lại xâm nhập mạnh và sớm như năm nay. Vào giai đoạn này những năm trước, ông đã tiến hành làm đất để canh tác nhưng do ruộng bị nhiễm mặn nên từ khi thu hoạch đến giờ vẫn để nguyên.

“Giờ mà muốn SX lúa HT thì phải chờ mưa xuống để giảm bớt mặn. Nếu tiếp tục nắng nóng thì nhiều diện tích có nguy cơ bỏ hoang”, ông Thư nói.

Trước tình hình này, chính quyền TP Tam Kỳ đã tổ chức đắp đập ngăn mặn ở đầu nguồn dẫn nước vào đồng ruộng. Mặc dù vậy, theo người dân địa phương, do năm nay mặn xâm nhập quá sớm, trước thời điểm đắp đập nên nhiều diện tích đã bị nhiễm mặn, chưa thể khắc phục được.

Ông Bùi Ngọc Huy, Phó phòng Kinh Tế TP Tam Kỳ cho biết, đối với các vùng bị nhiễm mặn còn lại thì phải chờ từng địa phương báo cáo. Vừa qua, chúng tôi đã tổ chức họp với các tổ thủy lợi cùng các trạm bơm sử dụng máy đo để theo dõi mặn. Nếu nước mặn thì sẽ không bơm nước lên. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy các địa phương báo cáo.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.