| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam cơ bản khống chế dịch H5N1

Thứ Hai 17/02/2014 , 10:26 (GMT+7)

Ông Lê Muộn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, vào ngày 19/1, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện dịch cúm gia cầm (H5N1). Sau khi phát hiện, lực lượng thú y đã tăng cường các biện pháp khẩn cấp bao vây, dập dịch, khống chế lây lan trên diện rộng.


Vịt được chăn nuôi thả trên các sông huyện Duy Xuyên khiến dễ lây lan dịch bệnh.

Ngày 19/1, dịch cúm H5N1 xuất hiện trên đàn 1.900 con vịt 31 ngày tuổi của hộ ông Ngô Diện ở xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên. Tiếp đó, ngày 24 đến 26/1, dịch cúm tiếp tục lan rộng ra các đàn vịt chăn thả ở lân cận các xã Duy Châu và Duy Trinh.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên cho hay, ngày 21/1, ở thôn Chiêm Sơn tại hộ dân là ông Ngô Hoa và Nguyễn Viết Tuấn có đàn vịt bị nhiễm cúm. Phòng NN-PTNT huyện đến kiểm tra thì phát hiện bị nhiễm cúm, sau đó đã tiêu hủy 4.000 con vịt bị bệnh.

Ông Ngô Hoa buồn bã: “Gia đình tôi nuôi gần 5.000 con vịt nhưng không tiêm phòng do chủ quan. Chỉ khi nghe tin trong xã có dịch, tôi mới gọi thú y đến tiêm phòng được hơn 2.000 con. Sau dịch đã tiêu hủy hơn 2.000 con. Số còn lại nay đến thời kỳ xuất bán nhưng chẳng ai mua”.

Ông Văn Bá Năm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Duy Xuyên cho hay: “Địa phương đã tiến hành tiêu hủy gần 10.000 con vịt nhiễm bệnh, bao vây tiêm phòng 60.000 con tại các xã lân cận. Tính đến thời điểm hiện nay dịch cúm trên địa bàn huyện đã được khống chế”.

Theo Lê Muộn, ngoài Duy Xuyên, từ ngày 3/2, địa phương phát hiện thêm các ổ dịch cúm ở các đàn vịt nuôi của 3 hộ xã Bình Nguyên và Bình Chánh của huyện Thăng Bình. Đến nay, đã tiêu hủy hơn 15.000 con gia cầm bị dịch, tại các địa điểm có dịch không phát sinh thêm trường hợp mới.

Được biết, ngày 13/2, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam đã chi viện khẩn cấp 2.000 lít hóa chất sát trùng Benkocid cho 2 huyện Duy Xuyên, Thăng Bình để phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm cũng như các loại bệnh nguy hiểm khác trên vật nuôi.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm