| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh và 3 tỉnh bị nhắc nhở do chậm triển khai thu phí không dừng

Thứ Tư 11/05/2022 , 19:45 (GMT+7)

Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng chỉ đạo các nhà đầu tư BOT hoàn thiện hệ thống thu phí không dừng.

Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư BOT và các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai lắp đặt hệ thống thu phí tự động (ETC) tại các làn thu phí còn lại, bảo đảm tại các trạm thu phí thuộc phạm vi quản lý chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp trên mỗi chiều xe chạy.

UBND các tỉnh có chế tài xử lý các nhà đầu tư không hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về tiến độ và chất lượng trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Trạm BOT Đại Yên trên QL 18 đoạn qua TP Hạ Long, Quảng Ninh

Trạm BOT Đại Yên trên QL 18 đoạn qua TP Hạ Long, Quảng Ninh

Bộ GTVT cũng giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo dõi, đôn đốc, phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng bảo đảm tiến độ, đồng bộ, kết nối liên thông.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện còn 106 làn thu phí thuộc 24 trạm thu phí cần lắp đặt ETC, chưa kể 140 làn do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý, để bảo đảm tại mỗi chiều xe chạy chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp.

Trong đó, 48 làn thuộc 13 trạm do Bộ GTVT quản lý hiện đang triển khai lắp đặt các làn ETC còn lại. Còn lại 58 làn thuộc 11 trạm do địa phương như Quảng Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng quản lý, sẽ do UBND các tỉnh, thành chịu trách nhiệm triển khai.

Cũng theo Bộ GTVT, đến hết tháng 4/2022, có hơn 2.500.000 phương tiện đã dán thẻ thu phí tự động không dừng, chiếm hơn 51% số lượng phương tiện. Số lượng thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ đạt khoảng 60%.

Xem thêm
Chính phủ sẽ nghiên cứu làm đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ, Cà Mau

Tuyến đường sắt tốc độ cao không chỉ dừng lại ở TP Hồ Chí Minh, Chính phủ và các cơ quan đang nghiên cứu kéo dài về Cần Thơ và đến tận Cà Mau.

Thủy lợi nội đồng cho vùng ngọt - nhiệm vụ cấp thiết

Cà Mau Giữ vùng ngọt, điều tiết nước hợp lý, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi để đáp ứng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng với tỉnh Cà Mau.

Rà soát khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất để di dời dân

KHÁNH HÒA Các địa phương khẩn trương kiểm tra khu vực có nguy cơ xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất… để chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn.