| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trạch bứt phá

Thứ Sáu 01/11/2019 , 08:22 (GMT+7)

Ông Nguyễn Xuân Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho hay: “Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự hưởng ứng nhiệt tình, đồng sức, đồng lòng của người dân, huyện Quảng Trạch đã huy động được nhiều nguồn lực để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM)”.

I.

Đến tháng 10 năm nay, Quảng Trạch đã có 8/18 xã cán đích NTM. Hiện,10 xã còn lại thì đã có 3 xã đạt 15 đến 18 tiêu chí và 7 xã đạt từ 11 đến 14 tiêu chí. Chương trình xây dựng NTM đã tạo cho làng quê Quảng Trạch một diện mạo mới ngày càng thay đổi, phát triển. Đó cũng là động lực để địa phương này bứt phá đi lên.

16-50-28__2-_nong_dn_qung_binh
Nông dân Quảng Trạch đầu tư làm rau sạch công nghệ cao.

“Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt trên 33 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 14,6%, đến nay giảm xuống còn khoảng 7%’”, ông Đạt nói thêm.

Chúng tôi về xã Quảng Phương, xã vừa mới được công nhận về đích NTM năm nay. Thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Quảng Phương mới đạt 4/19 tiêu chí. Trước những khó khăn này, Quảng Phương xác định phải nỗ lực hết mình mới cán được đích NTM.

Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương cho biết: “Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã chủ trương đưa công tác tuyên truyền, xây dựng NTM đến với người dân để thực sự tạo thành phong trào sôi nổi và rộng khắp trong toàn xã”. Khi người dân hiểu và tự nguyện thì việc khó cũng thành dễ.

Từ phong trào hưởng ứng xây dựng NTM đã có hàng trăm hộ dân hiến đất, cây cối, tài sản… trị giá hàng trăm triệu đồng để làm đường giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong 10 năm qua, Quảng Phương đã huy động 247 tỷ đồng xây dựng NTM, trong đó, nhân dân đóng góp gần 2 tỷ đồng. Nhờ vậy, 100% đường giao thông liên xã được nhựa hóa, 81% đường liên thôn, xóm được bê tông hóa.

Dù đã được công nhận đạt chuẩn NTM, nhưng Quảng Phương vẫn tiếp tục phấn đấu tiếp tục vươn lên chứ không tự bằng lòng.
 

II.

Trong khi đó, Quảng Kim là xã miền núi khó khăn của huyện Quảng Trạch. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2018 mới đạt 20,5 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay chiếm đến 9,8%.

Ông Phan Thanh Hóa, Chủ tịch UBND xã Quảng Kim cho biết: “Là xã miền núi khó khăn nên việc huy động đóng góp của nhân dân để làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng hạn chế nhiều. Hằng năm, số thu ngân sách của xã đạt thấp nên chưa có nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh”.

Được biết, xã Quảng Kim có tổng chiều dài đường liên thôn gần 25 km, trong đó mới cứng hóa 10 km, còn lại là đường đất mưa lầy nắng bụi. Đường nội thôn có tổng chiều dài khoảng 20 km, nhưng cũng đang còn 15 km đường đất đỏ.

Để tạo động lực phát triển kinh tế làm đòn bẩy, Đảng ủy và UBND xã chỉ đạo thực hiện dồn điền đổi thửa. Qua đó quy hoạch đất đâi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, mới nâng cao thu nhập cho người dân, huy động sức dân trong xây dựng NTM. Mặt khác, xã chú trọng chuyển đổi ngành nghề và vận động con em trong độ tuổi lao động đi xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập.

16-50-28__1-_nong_thon_moi_qung_kim
NTM ở xã Quảng Kim ngày càng khởi sắc.

Sau khi chuyển đổi, Quảng Kim được xem là địa phương có diện tích trồng lạc lớn của huyện Quảng Trạch. Với mục tiêu tận dụng hết quỹ đất, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, xã Quảng Kim đã chuyển đổi gần 200 diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng lạc.

Gia đình ông Diệp Xuân Phúc (thôn 5- Quảng Kim) có 1 ha đất trồng lía 2 vụ nhưng sản lượng rất bấp bênh. Năm được mùa cũng chỉ dôi ra được vài triệu bạc. Nhiều năm mùa vụ thất bát thì hòa vốn là thấy mừng rồi. Được sự động viên, hướng dẫn của địa phương, ông Diệp mạnh dạn chuyển sang trồng lạc. Đã qua 4 năm, đồng lạc của gia đình luôn cho thu nhập cao gấp 5-7 lần trồng lúa. “Riêng vụ lạc năm nay, gia đình tôi thu hoạch được 6 tấn lạc với giá bán 12 triệu đồng/tấn, chúng tôi thu về trên 70 triệu đồng”, ông Diệp hồ hởi nói.

Cũng trong thôn, nhiều gia đình chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng lạc thu về hàng chục triệu đồng mỗi vụ. Gia đình anh Lê Văn Lương cũng trồng 1ha lạc, được 6 tấn củ bán đi thu về 70 triệu đồng. Anh bộc bạch: "Nhờ trồng lạc, thu nhập của gia đình tôi tăng cao, cuộc sống cải thiện đáng kể. Có thu nhập thấy thoải mái khi cùng góp sức vào làm đường giao thông hay công trình cộng cộng khác để xây dựng NTM".

“Phát huy kết quả đạt được, trong giai đoạn tiếp theo, huyện Quảng Trạch phấn đấu có thêm từ 5 đến 7 xã về đích NTM và có từ 3 đến 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 46 triệu đồng”, ông Nguyễn Xuân Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch nói.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.