Tháng 7/2017, Trung tâm bắt đầu triển khai mô hình. Sử dụng cá nục để làm nguyên liệu chế biến, với tỷ lệ phối trộn: 5kg cá nục/1kg muối. Sau khi phối trộn đổ chượp bể chứa, đắp lù, gài vỉ tre, đá đằn, nắp đậy.
Trong quá trình chăm sóc chượp, sẽ tiến hành kéo rút liên hoàn, thường xuyên rút phần nước giang phơi, đổ lại bể. Trước tiên, rút nước mắm của thùng chượp chưa đủ độ đạm ra rồi nâng độ đạm của nước mắm đó lên. Sau khi nâng độ đạm rồi, nước mắm thành phẩm sẽ được trút lại vào thùng chượp nhờ đó mà đẩy độ đạm của thùng chượp lên mức cao hơn.
Khi độ đạm của thùng chượp chưa đạt yêu cầu có thể rút nước mắm ra và thực hiện lại phương pháp đó nhiều lần đến khi đủ độ đạm. Sau thời gian chượp chín ngấu, tiến hành kéo rút nước mắm.
Kết quả tại mô hình sau gần 9 tháng triển khai, với với 2,7 tấn cá chế biến đã thu được khoảng 1.100 lít nước mắm cốt (độ đạm 40,70N). Với giá bán khoảng 60.000 đồng/lít thì sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt được gần 25 triệu đồng. Đây là mô hình góp phần giải quyết công ăn việc làm và tạo ra sản phẩm có tính đặc trưng cho bà con trên vùng biển đảo.