| Hotline: 0983.970.780

Quất bon sai, 'nhỏ mà có võ'

Thứ Ba 04/01/2022 , 07:30 (GMT+7)

HƯNG YÊN Đôi khi ngẫu hứng tạo ra chậu quất bon sai nhỏ nhắn xinh xinh, một tay xách nhẹ, nhưng lại có giá bằng cả cây quất dáng chóp cao to hai người khiêng mới nổi.

Càng gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các nhà vườn quất cảnh ở Thiết Trụ, Khoái Châu (Hưng Yên) càng hối hả ra đồng, cố gắng bán hết những thành quả lao động sau một năm cần mẫn chăm nom. Đồng thời, cũng khẩn trương chuẩn bị đủ các loại vật tư cùng cây giống cho vụ mùa gieo trồng kế tiếp.

Quất cảnh dáng chóp kiểu truyền thống. Ảnh:H.Tiến.

Quất cảnh dáng chóp kiểu truyền thống. Ảnh:H.Tiến.

Từ rất xa, chúng tôi đã thấy khá nhiều ô tô đang nối đuôi nhau chờ mua gom quất cảnh ở xứ đồng thôn Thiết Trụ (thuộc xã Thiết Trụ). Không khí bán, mua không thật sự náo nhiệt như mọi năm, nhưng hầu hết các chủ vườn đều đã có hợp đồng bao tiêu quất bon sai qua mạng.

Tại nhà vườn Đăng Chi, anh Đăng chủ vườn cho biết đã xuất được 3 xe quất bon sai vào Ninh Bình. Nhìn chung, giá quất năm nay tương đương cùng kỳ năm trước, dao động từ 500.000 - 7.000.000 đồng/chậu, tùy loại. Riêng những cây cảnh đặc sắc, đẹp không tì vết và không “đụng hàng" với nhà vườn khác, có thể coi là vô giá, vì phụ thuộc khiếu thẩm mỹ và độ "chịu chơi” của mỗi khách hàng. Với những cây quất này, thường đánh đổ giá trị hàng chục, thậm chí hàng trăm cây quất cảnh khác. Và chỉ những người có thu nhập cao mới dám mạnh tay xuống tiền.

Theo anh Lê Văn Thuấn (chủ vườn trồng quất cảnh trong làng): Trung bình mỗi sào quất bon sai, trừ hết kinh phí đầu tư, còn lãi chừng 150 triệu đồng, cao gấp 3 lần lợi nhuận từ trồng các loại quất cảnh truyền thống. Đáng kể nhất là cây quất bon sai có bộ tán nhỏ hơn, được trồng trên giá thể đã được xử lý sạch nấm bệnh, nên tốn ít thuốc trừ sâu, ít gây hại sức khỏe người lao động và môi trường hơn rất đáng kể.

Trồng 1 sào quất bon sai được lãi 150 triệu đồng/năm, cao gấp 3 lần quất cảnh sản xuất kiểu truyền thống. Đặc biệt còn giảm được 50% lượng thuốc BVTV trên cây trồng.

Những chum quất bon sai sản xuất từ làng Thiết Trụ. Ảnh: H.Tiến.

Những chum quất bon sai sản xuất từ làng Thiết Trụ. Ảnh: H.Tiến.

Ông Nguyễn Thanh Quyết, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Khoái Châu cho biết: Làng Thiết Trụ có nghề trồng quất từ những năm 2000. Ban đầu, người dân cơ bản chỉ trồng quất lấy quả, bán cho các hàng kinh doanh nước mía giải khát. Sau chuyển sang chiết cành quất quả để làm cây giống, cung ứng cho các nhà vườn trồng quất cảnh ở Liên Nghĩa, Văn Giang (trong tỉnh) và Tứ Liên, Tây Hồ (Hà Nội). Dần dà, các nhà nông đã học hỏi được kỹ thuật uốn tỉa cây cảnh từ các địa phương trên, mang về khởi nghiệp tại làng.

“Sinh sau đẻ muộn”, nhưng nhờ chịu khó học hỏi và chắt lọc được những tinh hoa của các làng nghề quất cảnh đi trước nên người dân ở Thiết Trụ đã tạo riêng được bản sắc quất cảnh cho làng nghề của mình.

Nổi bật nhất là, không sản xuất quất thế và quất dáng hình chóp truyền thống, chỉ uốn tạo các kiểu quất bon sai, trồng trong ang, chậu, lọ, chum, vại, ống, thạp, hồ lô, con giống, nhân sư bằng sành, gốm, sứ có khắc vẽ các họa tiết hoa văn phong phú dựa theo những tích truyện cổ xưa, hoặc phối trí thêm các tiểu cảnh bên dưới mỗi gốc cây, trông sống động như bức tranh thủy mặc.

Xe ô tô khắp nơi về gom hàng quất cảnh Thiết Trụ. Ảnh: H.Tiến.

Xe ô tô khắp nơi về gom hàng quất cảnh Thiết Trụ. Ảnh: H.Tiến.

Kết hợp với quảng bá sản phẩm qua mạng Zalo, Facebook, YouTube, ngay từ những năm đầu tiên, các loại quất cảnh làm ra từ làng Thiết Trụ đã cuốn hút được người mua từ khắp các địa phương trong cả nước. Lợi nhuận thu được luôn gấp 3 - 10 lần so với sản xuất các loại quất cảnh cũ. Kể cả một số nhà vườn lâu năm ở làng quất Tứ Liên nổi tiếng Hà Nội, nhiều khi cũng phải về đây “ăn hàng" để đáp ứng thú chơi kỹ tính của người tiêu dùng ở Thủ Đô.

Theo đó, diện tích trồng quất cảnh ở Thiết Trụ đã không mở rộng, năm sau cao hơn năm trước. Đến nay, làng này đã có 170 hộ chuyên tạo quất bon sai các loại. Tổng diện tích trồng đã đạt 65 ha. Tháng 8/2021, địa phương này cũng đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp bằng công nhận, “Làng nghề Quất cảnh Thiết Trụ”.

Nhà vườn quất cảnh Nguyễn Béo hé lộ: Trồng quất bon sai khó hơn trồng đào cảnh rất nhiều. Tưới nước hay bón phân nhiều quá hoặc ít quá đều ảnh hưởng xấu tới chất lượng cây cảnh.

Sằn sàng chum, vại cho mùa vụ sản xuất kế tiếp. Ảnh: H.Tiến.

Sằn sàng chum, vại cho mùa vụ sản xuất kế tiếp. Ảnh: H.Tiến.

Để có thể làm ra những chậu quất bon sai, trước tiên phải chọn được đất trồng là đất phù sa ven sông lớn hoặc đất ruộng lúa phơi ải kiệt. Sau chọn mua chum/chậu làm nền chứa đất trồng. Cây to trồng trong chum, vại, lu, thạp; cây nhỏ trồng trong bình, vò, ống, hồ lô, con giống, hình nhân.

Trước khi đưa vào trồng 1 - 2 năm, phải chiết cành, trồng giâm quất giống xuống vườn. Tháng 1 - 3 âm lịch hàng năm, phải kết thúc đưa cây lên chậu, chăm sóc tới tháng 5 - 6 mới tiến hành uốn cây, cắt tỉa, “bắt hoa, lấy quả". Ngoài ra còn tùy theo thế cây, dạng chậu mà tạo cho toàn cảnh có kiểu dáng đẹp mắt, sinh động, độc lạ.

Vẫn theo Nhà vườn Nguyễn Béo cho hay, đôi khi ngẫu hứng tạo ra được một chậu quất bon sai nhỏ nhắn xinh xinh một tay xách nhẹ, nhưng lại có giá bằng cả cây quất dáng chóp cao to hai người khiêng mới nổi.

“Một chậu quất bon sai được coi là đặc sắc: Phải có kiểu dáng độc đáo, khác lạ. Toàn cảnh phải toát lên một triết lý nhân sinh nào đó. Bộ lá cây có mã sáp – lá to dầy, màu xanh đậm, bóng láng, không sâu bệnh. Trên cây có quả chín, quả xanh, quả non, có hoa nụ, hoa nở càng nhiều càng giá trị. Nói chung là phải đẹp không tì vết”, PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm