| Hotline: 0983.970.780

Quốc hội lo lắng nền kinh tế

Thứ Sáu 31/05/2013 , 10:33 (GMT+7)

Ngày 30/5, thảo luận tại Hội trường về tình hình KT-XH năm 2012, nhiều ĐBQH không thấy lạc quan trước những “chỉ dấu” bình ổn của nền kinh tế. Một số ý kiến cho rằng kinh tế đang ngày càng ảm đạm hơn, thậm chí nông nghiệp cũng không còn là chỗ dựa an toàn cho người lao động…

Ngày 30/5, thảo luận tại Hội trường về tình hình KT-XH năm 2012, nhiều ĐBQH không thấy lạc quan trước những “chỉ dấu” bình ổn của nền kinh tế. Một số ý kiến cho rằng kinh tế đang ngày càng ảm đạm hơn, thậm chí nông nghiệp cũng không còn là chỗ dựa an toàn cho người lao động…

Căn bệnh lâu năm và liệu pháp tâm lí

Đánh giá tình hình kinh tế xã hội của đất nước, ĐB Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị) tỏ ra không tin tưởng vào những chỉ số “sáng sủa” mà Chính phủ đưa ra trước QH.

Bức tranh kinh tế trong mắt ĐB Đồng dường như đang trở nên ảm đạm hơn với trên 69% doanh nghiệp báo lỗ, cả hàng và tiền đều ách tắc, đặc biệt là thành thị. Các chỉ số tăng trưởng trong nông nghiệp thấp hơn so với cùng kỳ năm trước và nông nghiệp vốn được coi vững chắc nhất cũng đang lung lay theo chiều hướng xấu đi rõ rệt. Mục tiêu tăng trưởng 5,5% được đánh giá là rất khó đạt trong khi lạm phát thấp không còn được nhìn nhận thành tích mà là kết quả của chu kỳ kinh doanh, chu kỳ tăng trưởng đang đi xuống, hay nói như một số ý kiến tại các phiên thảo luận rằng CPI giảm do không còn tiền mà tăng chứ không hẳn do kiềm chế giỏi. Còn ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) lại hoài nghi tính xác thực trong đánh giá của Chính phủ về thị trường tài chính, tiền tệ, thông tin do các báo cáo của Chính phủ cung cấp cho đại biểu không sát với tình hình thực tế, số liệu không có tính thuyết phục.


Nông nghiệp không còn là chỗ dựa an toàn cho người lao động

ĐB Hiến dẫn chứng chi tiết: Các số liệu của cơ quan quản lý, Hiệp hội bất động sản, các tổ chức nghiên cứu là rất khác nhau: Thực chất tồn kho bất động sản 200.000 căn hay 40.000 căn; 83.000 tỷ đồng hay 40.000 tỷ đồng? Nợ công bao nhiêu, 55% GDP hay 95% như nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và liệu có an toàn? Tại sao mỗi năm hơn 50.000 doanh nghiệp phá sản hoặc ngừng hoạt động, số doanh nghiệp còn lại phải giảm quy mô hoạt động ít nhất 30%, vốn đầu tư toàn xã hội càng ngày càng giảm mà tạo việc làm mới cứ đều đặn hàng năm từ 1,5 đến 1,6 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cứ giảm: năm 2010: 2,8%; năm 2011: 2,22%; năm 2012: 1,99%, những con số cứ như được cài đặt vậy, có tin được không? Cuối năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu khoảng 10% trong khi Thanh tra Ngân hàng Nhà nước cho rằng nợ xấu là 8,6%. Trong báo cáo tại kỳ họp này lại là 7,8%. Cùng thời gian Ủy ban Giám sát Tài chính đưa ra con số 11,8%. Tháng 3 năm 2013 Ngân hàng Nhà nước thông báo nợ xấu còn 6%. Cách đây vài ngày Ngân hàng Nhà nước quyết định lùi áp dụng thực hiện Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho đến ngày 1/6/2014 mà lẽ ra đến ngày kia là phải áp dụng để nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Thông tư 02 nằm trong tổng thể những cố gắng làm lành mạnh, để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng như Thống đốc nói: "Áp dụng Thông tư 02 là để nhận diện đúng hơn về con số thực, bản chất nợ xấu". Nhưng vấn đề ở đây nếu áp dụng Thông tư 02 thì nợ xấu hiện tại của 1 ngân hàng có thể chỉ từ 3-4% sẽ tăng lên 10-15% hoặc hơn nữa như ý kiến của các chuyên gia kinh tế phân tích.

Nói về những con số báo cáo, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) ví các bản bán cáo của Chính phủ trình Quốc hội vào mỗi kỳ họp 6 tháng tựa như việc chẩn bệnh định kỳ cho sức khỏe quốc gia, đồng thời trong đó Chính phủ cũng vạch ra các liệu pháp bồi bổ và chữa trị. Là người có cơ hội theo dõi nhiều bản báo cáo Chính phủ liên tục nhiều năm qua, ông nhận thấy có căn bệnh đã kéo dài rất lâu mà chưa khắc phục được nên đã trở thành mãn tính như căn bệnh quan liêu với sự tăng phì bộ máy biên chế, căn bệnh đầu tư dàn trải tạo ra gánh nặng ngân sách và lãng phí lớn.


ĐB Dương Trung Quốc: "Chính phủ còn thiên về liệu pháp tâm lý nên có những căn bệnh mãn tính lâu năm mà chưa thể khắc phục"

Có những căn bệnh mới phát sinh nhưng ngày càng tỏ ra ác tính như nợ công, nợ xấu. Nhưng nhìn vào các biện pháp thì ông Quốc thấy rằng Chính phủ mới coi trọng liệu pháp tâm lý, lấy vị thuốc an thần là ưu tiên vì thế không báo cáo nào là không mở đầu bằng những liệt kê thành tựu để sau đó mới nói đến hạn chế, thiếu sót, trách nhiệm và những giải pháp. Tất cả được nối bằng liên từ tuy nhiên như một tất yếu để làm an lòng người. “Sự ví von này không ngoài mục đích nhắc nhở rằng sức khỏe của một quốc gia không thể chỉ quan tâm ngắn hạn và một khi không triệt để chữa trị sớm đều dễ dẫn đến bùng phát vào thời điểm ta không lường trước được, đe dọa sự an nguy của quốc gia. Đó là cách suy nghĩ của những người đồng trách nhiệm phải chia sẻ khó khăn và kể cả những sai lầm trong quá trình điều hành đất nước của Chính phủ”. ĐB Dương Trung Quốc bộc bạch.

Có thể nâng trần bội chi ngân sách

Phát biểu tại hội trường, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) khẳng định, điều cử tri đang mong đợi tại kỳ họp này là Quốc hội đưa ra những quyết sách khả dĩ chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế, vực dậy niềm tin cho thị trường. Ông Lịch cho rằng, cả khu vực kinh tế tư nhân và Nhà nước đều đã suy yếu nặng nề tạo điều kiện cho khu vực đầu tư nước ngoài đang nổi lên dẫn đến chênh lệch cơ cấu thành phần kinh tế, cần phải lưu ý xem xét. Đặc biệt, kinh tế nông nghiệp đang rất khó khăn. “Nông nghiệp không còn là chỗ dựa an toàn cho công nhân trở về như những năm trước”, ông nói.


ĐB Trần Du Lịch: "Nông nghiệp bây giờ không còn là chỗ dựa an toàn khi người lao động quay trở về"

Mặc dù Chính phủ đã đưa ra 6 nhóm giải pháp và đã rất tích cực để kìm chế tốt lạm phát trong năm 2012 nhưng rõ ràng các nhóm giải pháp chưa đủ mạnh bởi nếu trước đây do bất ổn kinh tế vĩ mô, chúng ta không tiến hành được các biện pháp mạnh để tái cơ cấu kinh tế thì nay là thời điểm thuận lợi và điều kiện cho chúng ta tiến hành biện pháp mạnh mẽ hơn hướng tới mục tiêu trung và dài hạn. Không thể tiếp tục hi sinh tăng trưởng để kìm chế lạm phát. Kinh tế Việt Nam nếu không tăng trưởng được 7-8% mỗi năm trong vài thập niên thì không thể đạt mục tiêu công nghiệp hóa và không có tiền đề vật chất xử lý các vấn đề xã hội. Miếng bánh GDP mà teo tóp thì không có gì để chia.

Vì vậy, vấn đề đặt ra hôm nay là QH, Chính phủ phải làm thế nào để sau vài ba năm nữa nền kinh tế Việt Nam có thể phục hồi và quay lại thế phát triển như thời kỳ vàng son 1996-2007. Nếu chúng ta bỏ lỡ cơ hội, loay hoay những biện pháp nhất thời thì chẳng mấy chốc lạm phát quay lại và chúng ta rơi vào vòng luẩn quẩn. Trên cơ sở đó, ông Lịch đề xuất: Từ năm 2013-2015 phải xây dựng một chương trình mục tiêu trung hạn chuyển từ chống lạm phát bị động sang lạm phát chủ động với mức tăng CPI khoảng 6,5-7% và kéo giảm xuống 5% cho giai đoạn tiếp theo. Cần phải kết hợp 3 chính sách: chính sách tiền tệ; chính sách chi tiêu công và đặc biệt lộ trình điều chỉnh giá các loại dịch vụ do Nhà nước kiểm soát để vừa chống tái lạm phát, nhưng vừa có dư địa để kích thích thị trường, làm sao trong 3 năm từ 2013-2015 tổng đầu tư xã hội đạt mức 30-32% GDP.

Về chính sách tài khóa, những giải pháp giảm miễn thuế Quốc hội đang bàn cần thực hiện trong 3 năm đến 2015 chứ không thực hiện 6 tháng hay 1 năm. Thậm chí, trong điều kiện hiện nay có thể nâng trần bội chi ngân sách vượt mức 4,8% GDP, tăng một số hình thức để làm sao chúng ta có thể xử lý trả nợ các công trình đầu tư dang dở, ngân sách nợ trong điều kiện nguồn vốn hấp thụ tín dụng rất hạn chế. Đầu tư công, chi tiêu công như một cú huých để kích tổng cầu, sau đó, khi nền kinh tế hấp thụ tốt thì chúng ta cần cú huých này trong giai đoạn trước mắt.

 Theo ông Lịch thì chấp nhận nâng trần bội chi ngân sách là quyết định khó khăn nhưng Nhà nước vẫn còn nhiều nguồn lực có thể phát huy nếu rà soát thoái vốn ở hàng trăm doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành. Về chính sách tiền tệ hiện nay, chính sách tỷ giá đang bất lợi cho nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Ngân hàng Nhà nước quan tâm làm sao để linh hoạt hơn cấp phép tín dụng, đừng để doanh nghiệp nào có thị trường nhưng chết vì không tiếp cận được vốn tín dụng.

Cần “gói” hỗ trợ nông nghiệp

Cho rằng muốn tăng sức cầu của nền kinh tế, Chính phủ phải tập trung đầu tư cho nông nghiệp, đại biểu Lê Công Đĩnh (Long An) phân tích, chỉ số giá nông nghiệp trong 3 năm gần đây tăng nhanh nhưng giá mua tại ruộng vẫn không tăng nhiều, thu nhập của nông dân không tăng, đương nhiên sức cầu giảm, hiện cầu khu vực nông thôn chỉ chiếm khoảng 30%. Sự trì trệ của khu vực nông nghiệp là một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển không căn bản của nền kinh tế. Theo ông Đĩnh, để người nông dân có lợi trong sản xuất Chính phủ cần xem xét vai trò hoạt động của các Tổng công ty trong hệ thống mua nhiều cấp, xem xét lại hiệu quả của công tác bình ổn giá trước hết là đối với những nông sản chính như gạo, tiêu, điều, cà phê, cá da trơn, tôm… để người nông dân thực sự hưởng lợi trực tiếp từ chính sách mang lại.

Về giải pháp cứu doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Đĩnh đồng tình với việc thực hiện gói tín dụng tháo gỡ thị trường bất động sản 30.000 tỷ nhưng cần có chính sách hỗ trợ tương tự cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, thủy sản để vừa tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa giải quyết đầu ra cho nông, thủy sản, góp phần tăng sức cầu cho nông nghiệp, nông thôn.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm