| Hotline: 0983.970.780

Quyết liệt quản lý giống

Thứ Sáu 29/05/2015 , 06:15 (GMT+7)

Hôm qua (28/5), Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội nghị giao ban SX trồng trọt vùng Nam Bộ.

Hội nghị tập trung bàn các vấn đề SX vụ HT, triển khai vụ TĐ và vụ mùa; đánh giá kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng...  Vấn đề cơ cấu giống lúa, công tác quản lý SXKD giống, chuyển đổi cơ cấy cây trồng được thảo luận sôi nổi.

Chỉ 5/13 tỉnh nắm được

TS. Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết: Vụ lúa HT 2015 cơ bản các tỉnh xuống giống đạt 1,7 triệu ha. Theo đó, cơ cấu giống nhóm lúa thơm như ST 20, Tài Nguyên, VD 20, RVT đã tăng lên và chiếm tỷ lệ 11,8%; nhóm nếp chiếm tỷ lệ 4,2%; nhóm lúa chất lượng cao OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 7347 chiếm 41,7%.

Tuy nhiên, nhóm chất lượng trung bình IR 50404, OM 576 vẫn ở mức cao, chiếm 24,7%. Trong khi đó, ngay đầu vụ Cục Trồng trọt và Hiệp hội Lương thực VN đã khuyến cáo các địa phương không nên sử dụng giống IR 50404 quá 10% diện tích.

Mặt khác, việc SXKD giống lúa thời gian qua vẫn chưa được quản lý chẽ cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến SX. Từ năm 2012 đến nay, số lượng cơ sở SXKD giống lúa đã tăng từ 271 lên 1.362 cơ sở.

Một số tỉnh chưa thống kê hết các cơ sở SX lúa giống trên địa bàn, gồm hệ thống nhân giống chính quy và không chính quy. Việc không nắm vững các cơ sở này dẫn đến khâu quản lý SXKD giống gặp khó khăn và rất khó kiểm soát chất lượng.

Hiện chỉ có 5/13 tỉnh là Long An, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu nắm được số cơ sở SX giống. Chỉ 6/13 tỉnh công bố được khối lượng giống lúa cấp nguyên chủng. 9/13 tỉnh cung cấp được số liệu SX giống lúa cấp xác nhận.

Các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Cà Mau không cung cấp được khối lượng giống lúa cấp xác nhận đã SX.

Sản xuất kinh doanh giống có vấn đề

Theo báo cáo, khối lượng giống lúa siêu nguyên chủng được SX ở ĐBSCL năm 2014 đạt 458 tấn. Với số lượng này có thể SX hàng chục ngàn tấn giống nguyên chủng và hàng triệu tấn giống cấp xác nhận.

Tuy nhiên, vẫn chưa thấy thể hiện trong hoạt động quản lý và chỉ đạo của địa phương với công tác quản lý nhà nước và cơ cấu giống trong SX.

“Đề nghị trong thời gian tới các tỉnh cần làm mạnh công tác thanh, kiểm tra giống lúa 3 cấp. Công tác quản lý nhà nước chưa tốt, giống lúa không quản lý tốt thì đừng nói đến việc tái cơ cấu ngành hàng”, TS Phạm Văn Dư nhấn mạnh.

"Số lượng cơ sở SXKD giống lúa tăng là xu hướng tích cực. Tuy nhiên, cần tăng cường quản lý để kiểm soát chất lượng và cơ cấu giống. Do không quản lý được các cơ sở SXKD nên việc đánh giá năng lực SX giống của các tỉnh chưa đầy đủ...", TS. Phạm Văn Dư.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo QĐ 580/QĐ-TTg, sau một thời gian triển khai, khu vực ĐBSCL đã hỗ trợ bà con chuyển đổi được 53.346 ha với tổng số tiền hơn 93 tỷ đồng. Trong đó 6 tỉnh đã thực hiện hỗ trợ chuyển đổi, 7 tỉnh đã có quyết định cấp tiền nhưng chưa triển khai.

Để triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả cao, nhiều tỉnh kiến nghị Bộ NN-PTNT đề xuất với Thủ tướng Chính phủ duy trì mức hỗ trợ chuyển đổi trên đất lúa theo QĐ 580/QĐ-TTg đến năm 2020 và tăng mức hỗ trợ lên 3 triệu đ/ha.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, việc SXKD giống lúa còn quá nhiều vấn đề và có lỗi của các khâu. Cần phải tổ chức lại và xây dựng toàn diện hệ thống SXKD để đáp ứng nhu cầu phát triển SX trong thời gian tới.

Đề nghị Cục Trồng trọt rà soát lại việc quản lý SXKD, đồng thời làm việc với các địa phương để xác định lại các tiêu chí trong việc đánh giá chất lượng giống lúa. Bên cạnh đó, cần xác định lại những đơn vị làm ăn chân chính để công bố rộng rãi...

Cũng theo Thứ trưởng, vụ TĐ 2015 các địa phương cần chủ động thực hiện để đạt được kế hoạch SX 830.000 ha lúa như đã đề ra. Đẩy mạnh tuyên truyền cho bà con giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng giống xác nhận, chất lượng cao, làm tốt công tác dự báo thị trường tiêu thụ...

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.