| Hotline: 0983.970.780

Quyết liệt ứng phó hạn, mặn

Thứ Năm 20/02/2020 , 09:43 (GMT+7)

Năm nay tại Tiền Giang, hạn mặn đến sớm, diễn diến phức tạp hơn nhiều năm trước, đe dọa hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.

Gò Công Tây huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó hạn, mặn.

Gò Công Tây huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc ứng phó hạn, mặn.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, tình hình hạn, mặn năm nay gay gắt hơn so với đợt hạn, mặn lịch sử vào cuối năm 2015 đầu năm 2016.

Như những năm trước, vùng ngọt hóa Gò Công (Tiền Giang) luôn được quan tâm mỗi khi mùa hạn, mặn đến. Bước vào giai đoạn cao điểm năm nay, cống Xuân Hòa, công trình được xem là “cứu cánh” của vùng ngọt hóa Gò Công cũng đã đóng lại, những ngày qua không thể lấy được nước ngọt. Việc này đã làm mực nước tại các kinh trục, kinh nội đồng các huyện, thị phía Đông cạn kiệt dù tỉnh và các huyện đã chủ động tổ chức hàng trăm điểm bơm chuyền.

Hiện kinh Vàm Giồng, Tham Thu đã cạn kiệt nguồn nước nên không thể bơm chuyền vào các kinh sườn, do đó, trên 3.000 ha lúa Đông Xuân tại các xã Bình Phú, Thành Công, Đồng Thạnh… của huyện Gò Công Tây đang thiếu nước tưới.

Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh đã tăng cường cho huyện lắp đặt 6 thuyền bơm trên kinh 14 (đoạn cống Rạch Lớn, xã Long Vĩnh) và 5 thuyền bơm tại cống N8 để tiến hành bơm lấy nước từ kinh 14 qua kinh Vàm Giồng, sau đó tiếp tục bơm chuyền qua kinh N8 để phục vụ sản lúa khu vực phía Bắc Quốc lộ 50.

Bên cạnh đó, để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống thuyền bơm tại cống Rạch Lớn, ngành điện lực đã thực hiện công trình nâng cấp lưới điện 1 pha lên 3 pha đoạn từ cầu kinh 14 đến cống Rạch Lá.

Bơm nước cứu lúa.

Bơm nước cứu lúa.

Qua kiểm tra đồng ruộng tại vùng ngọt hóa Gò Công, huyện Gò Công Tây có hơn 6.000 ha lúa trong giai đoạn đòng trổ. Tuy nhiên, qua khảo sát các tuyến kinh trục chính, mương nội đồng hiện nay bị cạn kiệt. Do tâm lý sợ thiếu nước nên nhiều người dân đã bơm chuyển từ các kênh, mương lên ruộng lúa để trữ nước. Đây là một trong những yếu tố khiến mực nước trên các kinh trục chính xuống thấp rất nhanh, nguy cơ xì phèn, mặn cao.

Để đảm bảo đủ nước tưới cho trà lúa Đông Xuân đang ở giai đoạn làm đòng, đòng trổ, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Tây yêu cầu các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống hạn, mặn với phương châm sử dụng nước tiết kiệm, không để lãng phí nước và không bơm nước lên ruộng trữ khi cây lúa đã hết nhu cầu sử dụng nước.

Cụ thể, đối với các xã phía Nam Quốc lộ 50 lúa đang trổ đều đến chín sáp, cơ bản an toàn không nên bơm nước trữ. Riêng đối với 6 xã, gồm: Đồng Thạnh, Bình Phú, Thành Công, Đồng Sơn, Thạnh Trị, Bình Nhì nằm phía Bắc Quốc lộ 50 có nguy cơ thiếu nước cao với diện gần 3.000 ha (481 ha xuống giống sau ngày 15/12/2019 và 1.888 ha sử dụng giống dài ngày VD20) do nước trên các kinh trục chính đã cạn.

Do đó,  UBND huyện phối hợp với các sở, ngành tỉnh khẩn trương hoàn thành trạm bơm từ kinh 14 sang kinh Vàm Giồng, kênh N8 để bơm nước tưới cho diện tích lúa nói trên. Ngoài ra, Sở NN-PTNT, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, Công ty Điện lực Tiền Giang phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai và xử lý nhanh các vấn đề liên quan phát sinh đến công tác phòng, chống hạn, mặn trong vùng ngọt hóa Gò Công.

Trước tình hình căng thẳng của hạn, mặn năm nay, Gò Công Tây đang quyết tâm triển khai nhiều giải pháp bảo vệ các vùng sản xuất nông nghiệp và nguồn nước sinh hoạt của người dân không bị nhiễm mặn, đồng thời xây dựng phương án, kịch bản để ứng phó với tình hình hạn, mặn trong những năm tiếp theo.

    Tags:
Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất