| Hotline: 0983.970.780

Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025

Thứ Năm 01/12/2022 , 13:57 (GMT+7)

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) chung sức, đồng lòng xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Xây dựng nông thôn mới (xây dựng NTM) để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn; đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với xây dựng đô thị văn minh; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh được giữ vững.

Đây là một trong những mục tiêu, phương hướng trọng tâm mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai đang nỗ lực thực hiện để đưa huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.

Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025. Ảnh: Văn Thiệu.

Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025. Ảnh: Văn Thiệu.

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 26/7/2021; Quyết định số 2423/QĐ-UBND ngày 04/10/2021 về xây dựng huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025. Ban Thường vụ huyện ủy Quỳnh Nhai đã lãnh đạo, chỉ đạo các ban ngành thực hiện nhiệm vụ kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2021 – 2025; Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp xã và kiện toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Quỳnh Nhai giai đoạn 2021-2025. Chỉ đạo UBND huyện rà soát, đánh giá, xác định rõ khối lượng, nội dung công việc trong xây dựng NTM.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Quỳnh Nhai trở thành huyện đạt chuẩn NTM, trong đó, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 bản đạt chuẩn bản NTM kiểu mẫu, 38 bản đạt chuẩn bản NTM. Thời điểm hiện tại, Quỳnh Nhai đã đạt được 1/9 tiêu chí nông mới và 15/36 chỉ tiêu theo bộ tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Người dân xã Mường Giàng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng dứa. Ảnh: Văn Thiệu.

Người dân xã Mường Giàng chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng dứa. Ảnh: Văn Thiệu.

Năm 2015, Mường Giàng là xã đầu tiên của huyện Quỳnh Nhai đạt chuẩn nông thôn mới. Từ đó đến nay, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã và đang tập trung duy trì, giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt.

Qua 5 năm thực hiện, các chỉ tiêu phát triển KT-XH của xã tăng trưởng khá, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, một số chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt mức so với kế hoạch. Công tác giáo dục được chăm lo và phát triển khá toàn diện ở các cấp học.

Hoạt động văn hóa – xã hội có bước chuyển biến tích cực; toàn xã có 14/14 bản, xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa, 9/9 đơn vị, cơ quan, trường học đạt đơn vị văn hóa 5 năm; Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm; cơ sở vật chất trạm Y tế xã được đầu tư xây dựng đồng bộ. Tỷ lệ hộ nghèo của xã đến nay chỉ còn 6,42%. Đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã ngày được nâng cao.

Ông Điêu Chính Vương, Bản Phiêng Nèn xã Mường Giàng cho biết: Ông và người dân trong bản rất vui mừng, phấn khởi trước sự thay đổi tích cực của xã, của bản. Nhờ xây dựng NTM, hệ thống giao thông từng bước được hoàn chỉnh, đời sống của bà con nhân dân trong xã cũng đã được nâng lên rõ rệt, trình độ dân trí đang dần được nâng cao. Dù đã trở thành xã NTM nhưng nhân dân vẫn sẵn sàng chung tay cùng chính quyền địa phương tiếp tục giữ vững các tiêu chí NTM để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.

Các hộ dân bản Phiêng Ban xã Mường Giàng tham gia trồng cây Sa Nhân

Các hộ dân bản Phiêng Ban xã Mường Giàng tham gia trồng cây Sa Nhân

Theo ông Lò Văn Tâm, Bí thư đảng bộ xã Mường Giàng, Thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng và sự đồng thuận của chính quyền, nhân dân, Mường Giàng đã huy động, tranh thủ mọi nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển KT-XH, hướng tới hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thường xuyên, lâu dài, phấn đấu đến 2025 đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Để đạt được kết quả như hôm nay, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện đã nỗ lực thực hiện tốt công tác xã hội hóa, huy động sức dân trong xây dựng NTM bằng nhiều hình thức, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân cùng tham gia.

Các tuyến đường liên bản, liên xã xuống cấp, lầy lội ngày nào giờ đã được bê-tông hóa… Các công trình cơ sở hạ tầng, trường học, đường làng, ngõ xóm được xây dựng kiên cố, khang trang, thu nhập và đời sống nhân dân từng bước được cải thiện…

Đặc biệt, năm 2022 là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, huyện Quỳnh Nhai được giao tổng kế hoạch vốn trên 68,7 tỷ đồng. Từ nguồn vốn được giao, huyện Quỳnh Nhai đã xây dựng kế hoạch, phân bổ chi tiết thực hiện 25 dự án; trong đó, 18 dự án chuyển tiếp năm 2021 sang và 7 dự án khởi công mới.

Bà con bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng thu hoạch cây Sa nhân. Ảnh: Văn Thiệu.

Bà con bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng thu hoạch cây Sa nhân. Ảnh: Văn Thiệu.

Để đầu tư công đạt hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan; tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, huyện Quỳnh Nhai đã huy động các nguồn vốn, ưu tiên đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường, trường, trạm, nhà văn hóa, công trình nước sinh hoạt... góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã phối hợp với các cấp, các ngành trong huyện đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ thông qua các hình thức như: Hội nghị, họp dân, lồng ghép trong sinh hoạt các chi, tổ hội, tuyên truyền trên sóng phát thanh, pano, áp phích, kịch bản tuyên truyền lưu động... Từ đó, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu được các quy định và tích cực tham gia các phần việc để góp sức cùng cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Ông Nguyễn Văn Thu, Bí thư huyện ủy Quỳnh Nhai, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện cho biết: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện đã xây dựng và ban hành kế hoạch, lộ trình xây dựng NTM, quyết tâm xây dựng thành công huyện nông thôn mới vào năm 2025.

Đồng thời, BTV huyện ủy đã chỉ đạo các ngành, các cơ quan chức năng hướng dẫn các bản, các xã thực hiện tốt các tiêu chí NTM. Chỉ đạo Ban Chỉ đạo NTM các xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt các phần việc đảm bảo tiến độ, chất lượng các tiêu chí theo kế hoạch đã được xây dựng và triển khai.

Chúng tôi cũng thường xuyên tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí NTM tại các xã để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ. Ông Thu cho hay.

Để  đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2025, chặng đường còn lại của Quỳnh Nhai còn nhiều khó khăn phải vượt qua. Tuy nhiên, với sự đoàn kết, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện và sự quan tâm tạo điều kiện của Trung ương, tỉnh Sơn La; tin rằng tinh thần cách mạng của vùng đất anh hùng sẽ tiếp tục được phát huy để mang lại những "quả ngọt", đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của ý Đảng, lòng dân.

Đến nay, Quỳnh Nhai có 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Mường Giàng, Chiềng Bằng, Chiềng Khoang, Chiềng Ơn, Mường Giôn, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh và cũng là huyện đứng đầu của tỉnh Sơn La về số lượng xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.