| Hotline: 0983.970.780

Sơn La dành nhiều nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 28/11/2022 , 14:19 (GMT+7)

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân đã đưa Sơn La thành một điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Sản phẩm mận hậu của huyện Mộc Châu (Sơn La) tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022. Ảnh: TTXVN

Sản phẩm mận hậu của huyện Mộc Châu (Sơn La) tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP năm 2022. Ảnh: TTXVN

Còn nhiều khó khăn

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (xây dựng NTM), diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương của Sơn La đã "thay da đổi thịt", đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, tình hình chính trị xã hội được duy trì ổn định, an ninh trật tự được giữ vững; truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân địa phương được bảo tồn và phát triển, cảnh quan, môi trường nông thôn tiếp tục  được cải thiện.

Đến hết năm 2021, UBND tỉnh Sơn La công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 54 đơn vị hành chính cấp xã. Đặc biệt, năm 2019 thành phố Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM 

Kết cấu hạ tầng thường xuyên được quan tâm, đầu tư xây dựng đồng bộ góp phần bảo đảm, nâng cao năng lực giao thương hàng hóa, thúc đẩy kinh tế xã hội, sản xuất ở khu vực nông thôn phát triển. Cơ cấu kinh tế dịch vụ chuyển dịch theo hướng tích cực với nhiều giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp được lựa chọn đưa vào cơ cấu sản xuất đã tạo ra bước đột phá cho ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn, giúp Sơn La trở thành tỉnh đứng hàng đầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả trong cả nước, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho bà con nông dân tại địa phương và một số tỉnh lân cận. 

Khu du lịch Rừng thông bản Áng thuộc địa phận của xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thu hút nhiều du khách.

Khu du lịch Rừng thông bản Áng thuộc địa phận của xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La thu hút nhiều du khách.

Năm 2021, Sơn La cũng gặp nhiều khó khăn bởi nguồn vốn xây dựng NTM từ Trung ương phân bổ về chậm hơn so với dự kiến, toàn tỉnh chỉ có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM (bằng 83% kế hoạch, mục tiêu đề ra), Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) cũng không có thêm được sản phẩm mới. Là tỉnh miền núi với đặc thù địa hình phức tạp, nhiều bản làng cách xa vị trí trung tâm nên để đạt được tiêu chí xây dựng các công trình hạ tầng, nhất là đường giao thông nông thôn gặp rất nhiều khó khăn, còn nhiều “nút thắt” về cơ chế trong quá trình thực hiện cần được tháo gỡ.

Trong xây dựng NTM, để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, duy trì thường xuyên đang là những thách thức không nhỏ đối với đối với nhiều xã bởi được công nhận đạt chuẩn mới chỉ là bước đầu trong thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng NTM.

Dành nhiều nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Sơn La đã đưa ra nhiều quyết sách trong chỉ đạo, tham mưu,  hướng dẫn triển khai nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mục tiêu xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, góp phần hoàn thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022.

Sơn la có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.

Sơn la có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nông thôn.

Năm 2022, HĐND tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 44/2022/NQ-HĐND quy định về mức hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước cho từng công việc cụ thể thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, từ nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ 98% đối với các xã khu vực III và các xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực I, khu vực II; Hỗ trợ 95% đối với xã khu vực II; 90% với các xã khu vực I với các hạng mục: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, tiểu bản, tiểu khu; Xây dựng trường học đạt chuẩn, trạm y tế đạt chuẩn, nhà văn hóa, khu thể thao, cảnh quan môi trường nông thôn; Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại chỗ...

Hỗ trợ từ nguồn vốn sự nghiệp trên nhiều lĩnh vực như: trên lĩnh vực nông nghiệp xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, tưới tiêu tiết kiệm nước, tư vấn giám sát, gắn mã vùng trồng, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn, bản, tiểu khu với 70% của mức tối đa 1 tỷ đồng/dự án. Hỗ trợ bảo tồn phát huy các làng nghề truyền thống gắn với phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang tính đặc trưng của vùng… Đặc biệt, hỗ trợ thực hiện chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM đến 70% của mức tối đa 5 tỷ đồng/dự án…

Công cuộc thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng NTM tại Sơn La đã và đang mở ra những cơ hội đem lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt hơn cho người dân, làm cho diện mạo của làng quê trở lên tươi sáng hơn.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Sơn La được triển khai thực hiện tích cực, hạ tầng nông thôn từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang. Uớc hết năm 2022 có 59 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 05 xã so với đầu năm 2021; 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; thành phố Sơn La đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; Toàn tỉnh có 109 sản phẩm OCOP, tăng 36 sản phẩm so với năm 2021; Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ước đạt 97,5%; Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch ước đạt 68,5%.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.