| Hotline: 0983.970.780

Rà soát, điều chuyển máy gặt đập, đảm bảo thu hoạch lúa

Chủ Nhật 15/08/2021 , 17:23 (GMT+7)

Để đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa vụ thu đang vào đại trà, Bình Định lên phương án rà soát máy gặt đập liên hợp để điều chuyển hợp lý giữa các vùng.

Vụ hè thu 2021, toàn tỉnh có hơn 41 nghìn ha lúa, trong đó hơn 7.500 ha lúa vụ hè (hiện đã thu hoạch xong) và trên 33.800 ha lúa vụ thu. Hiện Bình Định đang trong giai đoạn bước vào thu hoạch đại trà lúa vụ thu. 

Để đảm bảo bảo công tác thu hoạch lúa vụ thu 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Sở NN-PTNT Bình Định đã chỉ đạo cho Chi cục Trồng trọt và BVTV rà soát số lượng máy gặt đập liên hợp có tại các địa phương, nếu huyện nào thiếu phải có phản hồi để ngành chức năng lên kế hoạch điều tiết.

Sở NN-PTNT Bình Định đồng thời đề nghị các địa phương bám sát đồng ruộng, nắm bắt đồng lúa nào chín trước, đồng lúa nào chín sau để điều tiết máy gặt đập liên hợp từ vùng này sang vùng khác và bố trí việc thu hoạch phù hợp.

Việc thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp sẽ hạn chế được tụ tập đông người, phù hợp với quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Việc thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp sẽ hạn chế được tụ tập đông người, phù hợp với quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Hiện nay, hầu hết nông dân đều sử dụng máy gặt đập liên hợp nên đã hạn chế được việc tập trung đông người, thuận lợi để vừa thu hoạch lúa vừa thực hiện việc phòng chống dịch Covid-19.

"Đáng lo nhất là địa bản tỉnh có Thị xã An Nhơn và xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước) thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên địa bàn 2 địa phương nói trên có nhiều máy gặt đập liên hợp, nên đến thời điểm thu hoạch sẽ phân bổ mỗi máy hoạt động mỗi cánh đồng để tránh tụ tập đông người”, bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định chia sẻ.

Kinh nghiệm khi Thị xã Hoài Nhơn thu hoạch lúa vụ hè trong bối cảnh đang thực hiện giãn cách xã hội, để đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ, chính quyền các cấp Thị xã Hoài Nhơn phải bám đồng ruộng kiểm tra tình hình lúa chín, vừa hướng dẫn nông dân thu hoạch lúa vừa cập nhật diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để bà con vừa lao động, vừa tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19.

"Hiện Thị xã Hoài Nhơn đã thu hoạch xong lúa vụ hè năm 2021 và đang chuẩn bị thu hoạch đại trà lúa vụ thu. Ở những phường, xã phải thực hiện giãn cách xã hội, không thể trực tiếp đến cánh đồng, chính quyền và nông dân đã kết nối với nhau bố trí lực lượng thu hoạch giúp bà con”, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Hoài Nhơn cho hay.

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu nông dân thu hoạch lúa vụ thu năm 2021 bằng phương pháp thủ công phải thực hiện giãn cách. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu nông dân thu hoạch lúa vụ thu năm 2021 bằng phương pháp thủ công phải thực hiện giãn cách. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Theo UBND Thị xã Hoài Nhơn, từ ngày 15/8, khoảng hơn 6.700 ha lúa vụ thu của Thị xã sẽ bước vào thu hoạch đại trà. Ông Đoàn Tuấn Sỹ, Phó trưởng phòng Kinh tế Thị xã cùng lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Thị xã đã ráo riết đi kiểm tra đồng, lên kế hoạch bố trí việc thu hoạch lúa đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Theo ông Sỹ, nông dân An Nhơn đã lên 2 phương án thu hoạch lúa: Một là thu hoạch bằng nhân lực theo phương pháp thủ công và 2 là sử dụng máy gặt đập liên hợp. Nếu thu hoạch bằng thủ công thì những chủ ruộng ở An Nhơn thường thuê nhân công ở xã Nhơn Phong (Thị xã An Nhơn) lên làm.

Còn nếu thu hoạch bằng cơ giới thì thuê máy gặt đập liên hợp từ các xã ở bên ngoài như xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước). Tuy nhiên, cả 2 địa phương nói trên hiện là điểm nóng dịch Covid-19 của Bình Định, cũng đang phải giãn cách xã hội nên việc thu hoạch lúa vụ thu năm nay của nông dân An Nhơn sẽ gặp không ít trở ngại.

Bình Định yêu cầu các doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua giống lúa trên địa bàn phải tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Vũ Đình Thung.

Bình Định yêu cầu các doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua giống lúa trên địa bàn phải tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Vũ Đình Thung.

“Toàn Thị xã đang thực hiện giãn cách, cán bộ các xã, phường hạn chế ra ngoài nên công tác kiểm tra đồng ruộng cũng hạn chế theo. Thêm nữa, đa số nông dân ở khu vực này, nhưng ruộng lại nằm ở khu vực khác nên khi thu hoạch, việc di chuyển qua các chốt kiểm dịch Covid-19 sẽ gặp trắc trở”, ông Sỹ cho biết.

“Chúng tôi đã sẵn sàng huy động máy móc để khẩn trương thu hoạch lúa vụ thu và chỉ đạo sản xuất lúa vụ mùa linh hoạt, phù hợp theo nguồn nước, thời tiết khí hậu, điều kiện của từng địa phương nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ cuối vụ.

Đồng thời, hướng dẫn người dân duy trì sản xuất, thu hoạch nông sản nhưng phải đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch. Nhất là tạo điều kiện cho các chủ máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa vụ thu và máy làm đất sản xuất vụ mùa di chuyển hoạt động.

Chúng tôi cũng yêu cầu các doanh nghiệp liên kết sản xuất, thu mua lúa giống trên địa bàn phải tuân thủ các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19”.

(Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cây mía Cù Lao Dung tìm lại thời vàng son

Sóc Trăng Giá mía khởi sắc, niềm tin của chính quyền và người dân, sự quyết tâm của doanh nghiệp tạo điều kiện đưa cây mía Cù Lao Dung về lại thời vàng son.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.