| Hotline: 0983.970.780

Rabobank: Thị trường thịt lợn đang bị tác động mạnh

Thứ Tư 27/04/2022 , 15:40 (GMT+7)

Rabobank nhận định, lợi nhuận của những người chăn nuôi lợn năm nay sẽ bị thách thức bởi chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng.

Chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng cao khiến cho thị trường thịt lợn thế giới khó đoán định. Ảnh: Meatpoultry

Chi phí thức ăn chăn nuôi, năng lượng, cước phí, bệnh dịch và giá nhân công tăng cao khiến cho thị trường thịt lợn thế giới khó đoán định. Ảnh: Meatpoultry

Trong báo cáo đánh giá mới nhất về triển vọng thị trường thịt lợn, các nhà phân tích của ngân hàng Rabobank dự báo thương mại thịt lợn toàn cầu sẽ sụt giảm, trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn trái chiều, trồi sụt.

Nguyên nhân chính được cho là do chi phí thức ăn chăn nuôi, chủ yếu là ngũ cốc và protein tiếp tục tăng mạnh, sau một vụ mùa thất vọng ở Nam Mỹ cùng với sự gián đoạn gần đây ở khu vực Biển Đen do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Báo cáo cho biết: “Các nhà sản xuất thịt lợn sẽ phải đặt trọng tâm vào hiệu quả và hạn chế tăng đàn, mở rộng chuồng trại. Điều này dựu kiến sẽ xảy ra phổ biến và mạnh nhất ​​ở các khu vực đang bị căng thẳng về tài chính bao gồm Anh, Đức và các quốc gia Đông Nam Á”.

Rabobank cho biết thêm rằng, sự bất ổn toàn cầu ngày càng gia tăng với xung đột địa chính trị và sự chuyển hướng khỏi sự lệ thuộc vào thương mại sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy thị trường trong nửa cuối năm. Điều này cũng có thể hạn chế hoạt động nhập khẩu thịt lợn.

Công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Hà Lan ước tính, khoảng 11% sản lượng thịt lợn hàng năm sẽ được cung cấp cho các thị trường toàn cầu, với hầu hết các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu đều không thể tiêu thụ nổi lượng thịt lợn dư thừa tại chỗ.

“Đặc tính dễ bị tổn thương này có thể sẽ buộc một số khu vực phải xem xét, đánh giá lại tình hình sản xuất và tăng trưởng của ngành để hạn chế rủi ro”, báo cáo cho biết.

Các nhà phân tích của Rabobank hiện cũng đang tiến hành đánh giá lại tất cả những yếu tố trên sẽ có tác động như thế nào đối với nhu cầu của người tiêu dùng về thịt lợn cũng như giá cả của mặt hàng này.

“Việc nhận rõ các thách thức của sự ‘tích hợp’ những bất ổn trong sản xuất và tiêu thụ nhằm tìm ra một ‘bến đỗ mềm’ cho thị trường thịt lợn toàn cầu đang là một ưu tiên của chúng tôi trong nửa cuối năm 2022”, Rabobank cho hay.

Hiện giá thịt lợn vẫn chưa phản ánh đầy đủ hết các chi phí sản xuất cơ bản đang tăng cao hơn ở châu Âu và một số khu vực của châu Á, chủ yếu do nguồn cung thịt lợn tiếp tục vượt quá nhu cầu thị trường. Cho đến nay, phản ứng sản xuất gần như đã bị “tắt” ở hầu hết các khu vực nhưng dự báo sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường bắt đầu từ nửa cuối năm 2022.

Trung Quốc vẫn đang trong quá trình tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Reuters

Trung Quốc vẫn đang trong quá trình tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Reuters

Tính đến cuối năm ngoái, tổng đàn lợn nái của Trung Quốc đã tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 42,96 triệu con. Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, cùng thời điểm trên quy mô đàn lợn của nước này đã giảm 1,2% so với một tháng trước đó trong bối cảnh người chăn nuôi lợn thịt Trung Quốc bị lỗ nặng.

Trung Quốc hiện vẫn đang trong quá trình tái đàn lợn sau đại dịch tả lợn châu Phi bùng phát vào năm 2018, khiến đàn lợn của nước này sụt giảm mạnh. Tuy nhiên việc sản lượng tăng và nguồn cung dư thừa trong hơn một năm vừa qua đã khiến giá thịt lợn lao dốc và đẩy tỷ suất lợi nhuận lợn hơi xuống mức âm.

(Meatpoultry; RT)

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

STP hỗ trợ ngư dân trả góp lồng nuôi thủy sản HDPE không cần thế chấp

Nhằm giúp ngư dân chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản HDPE, STP Group đưa ra 3 chương trình hỗ trợ thuận lợi để bà con tiếp cận công nghệ nuôi biển mới.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.