| Hotline: 0983.970.780

Rau an toàn Bình Định vươn xa, được hệ thống siêu thị Big C miền Trung chấp nhận

Thứ Năm 27/12/2018 , 10:54 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Bình Định vừa tổ chức giới thiệu các sản phẩm rau an toàn (RAT) của tỉnh đi vào hệ thống siêu thị Big C miền Trung.

Đây là thời điểm chứng minh chất lượng sản phẩm và mở ra cho nông dân trồng RAT cơ hội tạo nguồn thu nhập bền vững.

11-12-41_1
Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, phát biểu tại lễ ra mắt RAT tại siêu thị Big C Quy Nhơn

Chị Lê Thị Ngàn, người trồng rau ở thôn Thuận Nghĩa, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) cho biết: “Làm RAT có nhiều khác biệt so với làm rau truyền thống trước đây. Quá trình SX RAT phải sử dụng phân bón có trong danh mục được ngành chức năng cho phép, không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý; nước tưới cho rau và xử lý sau thu hoạch đều thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo VSATTP. Ban đầu mới bắt tay vào làm tôi có bỡ ngỡ, sau quen dần. Hiện mỗi vụ rau từ 30 - 35 ngày, tôi có thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/sào. Đầu ra sản phẩm ổn định, nên cả làng rau ai nấy đều rất phấn khởi“.

Ông Quách Văn Cầu, Giám đốc HTXNN Thuận Nghĩa phấn khởi cho hay: “Thị trường ngày càng chuộng sản phẩm của làng rau Thuận Nghĩa. Năm 2018, có khoảng 70 tấn rau VietGAP Thuận Nghĩa được tiêu thụ tại các siêu thị Co.opmart, Big C. Thị trường cho thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, rau VietGAP Thuận Nghĩa vì thế càng có thêm nhiều cơ hội”.

Việc đảm bảo các tiêu chuẩn VSATTP cho sản phẩm rau đã tạo niềm tin cho người tiêu dùng, đó là chính “chìa khóa” để các làng rau VietGAP mở rộng thị trường tiêu thụ. Ông Phạm Long Thăng, Giám đốc HTXNN Phước Hiệp (huyện Tuy Phước), cho rằng ngoài các siêu thị lớn, RAT ở Phước Hiệp còn đưa về đến tận các bếp ăn tập thể, các khu du lịch, những hộ gia đình công chức, giáo viên có nhu cầu ở địa phương. Ngoài ra, RAT Phước Hiệp còn được tiếp thị tại các nhà hàng, quán ăn. “Với cách làm này, năm 2018 HTX Phước Hiệp đã tiêu thụ được 120 tấn RAT”, ông Thăng cho biết.

11-12-41_2
RAT bày bán tại siêu thị Big C Quy Nhơn

Theo xu hướng các nhà nội trợ chọn mua RAT để bảo đảm sức khỏe cho người thân trong gia đình ngày càng nhiều, các vùng trồng RAT ngày càng được nhân rộng trên địa bàn cả tỉnh. Theo ngành nông nghiệp Bình Định, hiện ở xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh); xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước); làng Thuận Nghĩa thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn); phường Nhơn Hưng (TX An Nhơn); xã Tam Quan Nam, xã Hoài Thanh Tây (huyện Hoài Nhơn); xã Ân Phong (huyện Hoài Ân); xã Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ), thị trấn Ngô Mây (huyện Phù Cát)… đã hình thành 14 nhóm nông dân cùng sở thích SX RAT trên diện tích 16ha; mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 800 tấn rau. Khi thị trường đã chấp nhận, SX RAT đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng rau, góp phần giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động tại các địa phương.

Ông Nguyễn Duy Đức, tư vấn quốc tế của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand, đánh giá cao về dự án RAT của Bình Định. Thành công của dự án đã hoàn thiện, phát triển hệ thống cung ứng RAT, giúp người trồng rau tăng thu nhập và nâng cao ý thức cho người tiêu dùng về sử dụng sản phẩm VSATTP.

Mới đây, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Định đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội cùng với Viện Nghiên cứu Cây trồng và thực phẩm New Zealand về tình hình thực hiện dự án RAT tại Bình Định.

Tại buổi làm việc, ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở cho biết, ngành nông nghiệp Bình Định tiếp tục hỗ trợ các địa phương mở rộng diện tích SX RAT, đa dạng hóa sản phẩm để cung ứng thường xuyên cho người tiêu dùng. Cty TNHH Dịch vụ EB trực thuộc Tập đoàn Central Group Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Sở NN-PTNT Bình Định với nội dung sẽ bày bán RAT trong các hệ thống siêu thị của DN trong thời gian 3 năm. Sở NN-PTNT Bình Định cũng đã phối hợp với Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand tổ chức đào tạo, tập huấn cho các hộ SX RAT, hộ sơ chế sản phẩm và các hộ buôn bán lẻ RAT về quy trình vận hành hệ thống SX, xử lý, tiêu thụ sản phẩm bền vững.

11-12-41_3
Người tiêu dùng mua RAT tại Big C Quy Nhơn

Tiến sĩ Michael Lay Lee, Giám đốc chương trình của Viện Nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand cho biết, Viện rất ủng hộ mục tiêu và cách làm của Bình Định. Trong khuôn khổ hợp tác với Bình Định thực hiện dự án RAT, Viện đã lựa chọn và ký hợp đồng với 1 DN tại TPHCM xây dựng kế hoạch tiếp thị và xây dựng thương hiệu RAT Bình Định. Hiện bộ nhận diện thương hiệu và logo thương hiệu đã hoàn thiện và đang tiến hành đăng ký nhãn hiệu chứng nhận RAT Bình Định tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN).

“Bình Định tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT vào SX để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các HTXNN, các nhóm nông dân trồng RAT tiêu thụ sản phẩm tại các nhà hàng, siêu thị, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp. Bên cạnh đó, Bình Định đề xuất cơ chế nhằm thu hút các DN, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia vào chuỗi SX RAT”, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm