| Hotline: 0983.970.780

Rau màu lên rẫy, xuống ruộng

Thứ Tư 22/08/2018 , 14:50 (GMT+7)

Nhờ áp dụng mô hình trồng màu trên rẫy, xuống ruộng nông dân tỉnh Bạc Liêu có thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.

12-29-25_2_hng_nm_bc_lieu_gieo_trong_hon_15000_h_ru_mu_cho_sn_luong_khong_130_nghin_tnnm
Mô hình trồng màu trên rẫy, xuống ruộng đem lại thu nhập cao

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, trồng màu dưới ruộng có thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha, gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa.

Bà Nguyễn Thị Sang (62 tuổi, ngụ ấp Mỹ I, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long) cho biết, được địa phương tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn sản xuất đưa màu xuống ruộng, bà quyết định chuyển ngay 4.000m2 đất trồng lúa sang trồng bắp, mỗi vụ cho lãi hơn 30 triệu đồng.

Ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phước Long cho biết, mô hình trồng màu trên vườn rẫy, đất vườn tạp đã phát huy được tiềm năng đất đai, hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích canh tác.

Hiện mô hình trồng màu trên vườn rẫy ở TP Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Phước Long, Giá Rai… cho thu nhập khá cao. Tiêu biểu như ở TP Bạc Liêu có mô hình trồng măng tây, hẹ bông, ớt, cải xanh, hành…; huyện Phước Long có mô hình trồng rau cần nước, trồng bắp…; huyện Vĩnh Lợi có mô hình trồng đậu, khoai...

Theo Sở NN-PTNT Bạc Liêu, tỉnh đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó các địa phương phát triển mô hình trồng rau màu chuyên canh trên đất rẫy; đưa màu xuống ruộng; khuyến cáo cơ cấu giống rau màu phù hợp với từng vùng SX; tiếp tục triển khai thực hiện chương trình IPM trên rau và hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh; chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm dịch rau, quả...

Tuy nhiên, vấn đề còn khó khăn là khâu liên kết SX chưa thông suốt, SX còn mang tính nhỏ lẻ, mang mún; giá cả đầu ra, tiêu thụ nông sản thiếu ổn định; còn tình trạng SX chạy theo phong trào, ngoài quy hoạch, thiếu khoa học kỹ thuật.

Hàng năm, Bạc Liêu gieo trồng hơn 15.000ha rau màu, cho sản lượng khoảng 130 nghìn tấn/năm. Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Bạc Liêu đã gieo trồng 7.169ha hoa màu (trong đó, màu trên rẫy 6.640ha, màu xuống ruộng 529ha), giá rau xanh gần đây tương đối ổn định, người trồng màu yên tâm đầu tư mở rộng SX.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm