Theo giới quan sát, đây là tin tức không chỉ mang lại hy vọng sau một năm bị vùi dập bởi đại dịch Covid-19, mà còn đánh dấu thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy triển vọng thương mại cho các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, từ các quan chức hải quan và doanh nhân đến các học giả, tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc khởi đầu bản hiệp định thương mại lớn nhất từ trước đến nay.
Theo đó các dòng thuế quan sẽ chấm dứt đối với hơn 90% các loại hàng hóa giao dịch trong khu vực, ngay lập tức hoặc theo từng giai đoạn, mở ra nhiều hy vọng về đầu tư và thương mại từ kết quả của hiệp định RCEP.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Ren Hongbin cho biết, đến thời điểm này Trung Quốc đang chuẩn bị để thực hiện tất cả 701 nghĩa vụ ràng buộc được quy định trong thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh rằng việc tham gia thị trường chung theo thỏa thuận RCEP sẽ bù đắp hiệu quả tác động tiêu cực đến nền kinh tế do đại dịch gây ra.
RCEP, sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022 và bao phủ một thị trường lên tới 30% GDP của thế giới, đánh dấu sự hình thành của khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới về cả khối lượng thương mại cũng như quy mô dân số.
Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như bốn thành viên không thuộc ASEAN gồm Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia. Tổng cộng, 15 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đã ký hiệp định RCEP vào cuối năm 2020.
Kỳ vọng cao
Giới chức Trung Quốc cho biết, rất kỳ vọng vào RCEP bởi hầu hết đều cho rằng thuế quan giảm sẽ là lợi ích chính mà bản hiệp định này mang lại, và nhiều người cũng đang tìm cách tối đa hóa lợi ích kinh tế từ FTA thông qua việc tăng cường mở cửa thị trường và đầu tư, cũng như các nỗ lực của chính phủ nhằm đảm bảo việc thực hiện thỏa thuận diễn ra suôn sẻ, bao gồm cả việc điều phối hậu cần.
Khi được hỏi về điều mà các doanh nghiệp Indonesia quan tâm nhất trong RCEP, Đại sứ Indonesia tại Trung Quốc Djauhari Oratmangun cho rằng, việc mở rộng độ mở thị trường thông qua các FTA khác nhau sẽ mang lại lợi ích kinh tế bổ sung cho các doanh nghiệp và việc tăng cường đầu tư vào nhiều lĩnh vực sẽ giúp thúc đẩy các ngành công nghiệp mới và phát triển. "Đầu tư mới là chìa khóa để hình thành các ngành công nghiệp mới. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng FDI trong các lĩnh vực công nghiệp mới có thể tận dụng tiềm năng của RCEP như một khu vực toàn cầu với 2,2 tỷ dân", ông Oratmangun nói.
Trong khi đó, bà Ran Manjun, giám đốc kinh doanh của công ty chè Lào Three Six Manor cho biết, lợi ích lớn nhất từ RCEP là cắt giảm thuế quan, điều này rất quan trọng đối với công ty khi bán sản phẩm cao cấp và phải đối mặt với chi phí sản xuất tương đối cao.
Bà Ran nói: "Chúng tôi kỳ vọng rằng việc cắt giảm thuế quan cùng với sự ra mắt của RCEP có thể giúp giảm chi phí của chúng tôi. Hơn nữa, chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ hơn đối với việc dỡ bỏ thuế theo quy định của RCEP”.
Về vận tải, bà Ran cũng cho biết, công ty cũng hy vọng rằng có thể thiết lập thêm kho bãi và hậu cần tập trung tại các cảng hoặc khu thương mại tự do, điều này sẽ thuận tiện hơn cho các nhà xuất khẩu. “Sẽ thật tuyệt nếu tất cả các chứng từ và thủ tục nhập khẩu có thể được xử lý và theo dõi trực tuyến, để chúng tôi có thể theo dõi chặt chẽ các điều chỉnh về chính sách và quy định”, theo bà Ran.
Trước đó, hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng cho biết, bắt đầu từ ngày 1 tháng Giêng, hơn 65% hàng hóa giao dịch giữa Trung Quốc với các quốc gia thành viên ASEAN, Australia và New Zealand sẽ được miễn thuế. Hơn nữa, 86% hàng hóa xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc cũng sẽ được miễn thuế, trong khi điều này sẽ áp dụng cho 88% hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nhật Bản.
Về sự thuận tiện trong chính sách và hậu cần, các cơ quan chính phủ Trung Quốc cũng đang tăng cường nỗ lực để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các quy định của RCEP. Hiện chính phủ Trung Quốc cũng đang tích cực thúc đẩy việc mở rộng các khu thương mại tự do, nơi có các cơ sở hậu cần như kho bãi.
Chất xúc tác kinh tế
Từ thúc đẩy thương mại và kích thích đầu tư đến dịch vụ thúc đẩy và hợp tác công nghiệp, tất cả các chuyên gia và quan chức chính phủ đều hy vọng cao về những lợi ích mà hiệp định sẽ mang lại cho nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, do giờ đây hiệp định RCEP cung cấp một khuôn khổ khu vực mà theo đó các doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn về mặt kinh tế.
Một trong những lợi ích nổi bật nhất là quy mô thương mại gia tăng mà RCEP có thể tạo ra. Theo dự đoán của Glenn Penaranda, đại diện thương mại và tham tán thương mại tại Đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh, thương mại Trung Quốc-Philippines có thể nhận được một cú hích đáng kể do kết quả của hiệp định thương mại, đặc biệt là đối với các sản phẩm như như trái cây, hải sản, dừa, linh kiện điện tử và khoáng sản.
Zhao Gancheng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cũng cho biết quan hệ thương mại giữa các nền kinh tế ASEAN và Trung Quốc dự kiến sẽ phát triển chặt chẽ hơn, với việc Trung Quốc có khả năng nhập khẩu nhiều hàng nông sản từ các nước thành viên ASEAN hơn, trong khi xuất khẩu nhiều hơn các mặt hàng tiêu dùng.
Ông Zhao nói: “Hiệp định RCEP có thể mang lại một số trợ giúp cho việc xuất khẩu năng lượng của các quốc gia Đông Nam Á sang Trung Quốc, chẳng hạn như dầu cọ từ Malaysia hoặc than và khí đốt tự nhiên từ Indonesia. Hơn nữa, quan hệ kinh tế được tăng cường giữa các nước RCEP cũng có thể mang lại đầu tư gia tăng trong khu vực, các chuyên gia và quan chức dự đoán, vì chi phí thương mại giảm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư như các dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)”.
Hơn nữa, một số chuyên gia nhấn mạnh rằng việc thực hiện RCEP có thể giúp các chuỗi công nghiệp trong khu vực RCEP mở rộng và hợp tác tốt hơn. "Ví dụ, có thể các nước Đông Nam Á như Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng chế biến len hiện có, với Úc cung cấp nguyên liệu len, Trung Quốc gia công vải bán thành phẩm, Việt Nam sản xuất thành quần áo, và châu Âu hoặc Mỹ trở thành khách hàng cuối cùng", Gu Xiaosong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ASEAN thuộc Đại học Hải Nam, nói.
Ông Gu dự đoán rằng, với sự kích thích từ việc thực hiện RCEP, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể tăng 1 hoặc 2 điểm phần trăm vào năm 2022.
Trước đó vào tháng 9 năm 2021, Trung Quốc cũng đã chính thức đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và cam kết mang lại cơ hội kinh doanh có lợi cho mọi thành viên CPTPP muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc và phấn đấu tăng trưởng thương mại và đầu tư.
Hiện nước này cũng đã nộp đơn chính thức để gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) vào tháng 11 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia kinh tế và thương mại trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, Trung Quốc có thể trở thành động lực phục hồi kinh tế toàn cầu sau khi thực hiện RCEP, do tình hình đại dịch sẽ giảm bớt vào năm 2022. "Cánh cửa vào thị trường Trung Quốc sẽ mở rộng hơn nữa vào năm 2022, với những nỗ lực hơn nữa và việc mở rộng các khu thương mại tự do để trở thành động lực cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm tới ", Zhao Gancheng, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải chia sẻ.
Ông Gu Xiaosong cũng cho rằng, việc đi lại xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các quốc gia nước ngoài phần lớn có thể trở lại bình thường vào cuối năm 2022 và dòng vốn ra nước ngoài dự kiến sẽ là kết quả của biện pháp kích thích RCEP.