| Hotline: 0983.970.780

Robot liên hợp diệt cỏ dại bằng điện và gieo hạt

Thứ Năm 10/06/2021 , 09:39 (GMT+7)

Trên một cánh đồng ở Anh, ba con robot được giao một nhiệm vụ: tìm và diệt cỏ dại bằng điện trước khi gieo hạt xuống cánh đồng đã được dọn sạch.

Robot diệt cỏ dại bằng điện. Ảnh: CNN

Robot diệt cỏ dại bằng điện. Ảnh: CNN

Theo đó, ba con robot nông nghiệp được đặt tên lần lượt là Tom, Dick và Harry - được Công ty Small Robot phát triển để loại bỏ cỏ dại không mong muốn bằng điện, nhằm giảm thiểu việc sử dụng các loại hóa chất độc hại cho môi trường và máy móc hạng nặng gây hiện tượng nén đất.

Công ty khởi nghiệp này có kinh nghiệm đối với các thiết bị diệt cỏ tự động từ năm 2017 và đến tháng 4 vừa qua đã chính thức ra mắt Tom- robot thương mại đầu tiên hiện đang hoạt động tại ba trang trại ở vương quốc Anh. Các con robot khác hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Đại diện công ty Small Robot cho biết, robot Tom có ​​sức “càn lướt” tối đa 20 ha mỗi ngày để thu thập dữ liệu và sau đó chuyển tới Dick- một robot "chăm sóc cây trồng" để diệt cỏ dại. Và cuối cùng, đến lượt robot gieo hạt Harry làm nhiệm vụ trên những khoảng đất không còn cỏ dại.

Công ty cho biết, nếu sử dụng đồng bộ hệ thống robot này để vận hành, người nông dân có thể giảm được tới 40% chi phí và 95% việc sử dụng hóa chất trước mùa vụ. Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), trong năm 2018 có tới 6 triệu tấn thuốc trừ sâu đã được giao dịch trên toàn cầu, trị giá 38 tỷ USD.

Ben Scott-Robinson, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành Công ty Small Robot cho biết: “Hệ thống của chúng tôi cho phép người nông dân ‘cai bỏ’ dần các phương pháp canh tác làm cho đất bị suy kiệt và hủy hoại môi trường bằng chế độ tắm hóa chất”.

Làm sạch cỏ dại

Small Robot cho biết, đến nay họ đã huy động được hơn 7 triệu bảng Anh (9,9 triệu USD). Ông Scott-Robinson hy vọng sẽ sớm ra mắt trọn bộ hệ thống robot vào năm 2023, và chúng sẽ được cung cấp như một dịch vụ với mức phí khoảng 400 bảng Anh (568 USD) mỗi ha.

Quá trình nghiên cứu- phát triển ra công nghệ này, Small Robot đã hợp tác với một công ty khởi nghiệp khác có trụ sở tại RootWave, cũng thuộc vương quốc Anh. Ông Scott-Robinson nói: “Nó tạo ra một dòng điện đi xuyên qua rễ cây trong đất rồi quay ngược trở lại và tiêu diệt hoàn toàn cỏ dại. Chúng có thể tiếp cận đến từng cây trồng đang đe dọa mùa màng và tiêu diệt nó".

“Dù chúng không nhanh so với cách mà bạn đi phun thuốc trên toàn bộ cánh đồng. Nhưng bạn phải nên nhớ rằng chúng tôi chỉ phải đi vào những nơi mà cánh đồng có cỏ dại. Những loại thực vật trung tính hoặc có lợi cho cây trồng vẫn được để nguyên”, ông Robinson chia sẻ.

Phía Công ty Small Robot gọi đây là "lối canh tác trên mỗi cây trồng" - một loại hình nông nghiệp chính xác, nơi mà mọi cây trồng đều nằm trong tầm kiểm tra và giám sát.

Thương vụ kinh doanh

Theo ông Kit Franklin, một giảng viên kỹ thuật nông nghiệp thuộc Đại học Harper Adams, hiệu quả của bộ ba robot này vẫn là một rào cản. "Tôi không hề nghi ngờ gì về hệ thống robot hoạt động bằng điện này, nhưng một khi muốn đi sâu vào hệ thống diệt cỏ dại chính xác này, chúng ta phải nhận ra rằng có một sự sụt giảm sản lượng rất khó khắc phục".

Robot Tom (trái) và Dick (phải) là những robot nông nghiệp kết hợp cùng nhau để diệt cỏ dại mà không cần sử dụng hóa chất.

Robot Tom (trái) và Dick (phải) là những robot nông nghiệp kết hợp cùng nhau để diệt cỏ dại mà không cần sử dụng hóa chất.

Tuy nhiên ông Franklin vẫn tin rằng, nông dân sẽ áp dụng công nghệ này nếu họ có thể nhìn thấy cơ hội kinh doanh. “Canh tác theo kiểu thân thiện với môi trường cũng là một phương pháp hiệu quả, nó sử dụng ít nguyên liệu đầu vào hơn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm chi phí và nó sẽ tốt cho môi trường, cải thiện chất lượng đất, bảo vệ đa dạng sinh học cũng như nhận thức của người nông dân", vị chuyên gia này cho hay.

Ông Scott-Robinson thì nói: “Nếu bạn coi môi trường sống như một quy trình công nghiệp, thì bạn đang bỏ qua sự phức tạp của nó. Chúng ta phải thay đổi canh tác ngay từ bây giờ, bằng không sẽ không có việc gì để làm".

(CNN Bussiness)

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.