| Hotline: 0983.970.780

Rượu cần ủ từ cây rừng, người dân kiếm chục triệu đón Tết

Thứ Sáu 20/01/2023 , 12:26 (GMT+7)

Rượu cần của người đồng bào được lên men từ lá và vỏ cây rừng, nước cốt càng vàng sánh, thơm ngon, ngọt nồng, với giá bán cả vài triệu đồng một ché.

Những ngày cuối năm về bon Ka La Dơng, xã Quảng Khê (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) không khó bắt gặp cảnh nhộn nhịp người ra vào để mua rượu cần. Rượu cần của đồng bào Mạ ủ truyền thống, được nhiều người ưa chuộng. Việc này giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và giữ gìn được những nét văn hóa đặc trưng.

Bà H’Griêng, có gần 40 năm gắn bó với nghề làm rượu cần. Là người đồng bào Mạ, bà được mẹ truyền nghề từ rất sớm nên rành rọt mọi công đoạn để có một ché rượu cần ngon.

Theo bà H’Griêng, rượu cần được ủ từ men lá và vỏ, rễ cây rừng. Nhờ cách ủ truyền thống cùng với men tự nhiên, sản phẩm rượu cần có đặc trưng riêng, mang hương vị của núi rừng.

Các năm, cứ trước Tết Nguyên đán khoảng 2 tháng, gia đình bà sẽ ủ khoảng 300 - 500 ché rượu. Sau khoảng thời gian này, rượu cần đã đủ độ chín, được xuất bán để phục vụ nhu cầu của người dân.

Những ngày cuối năm, người đồng bào dân tộc tại Đắk Nông lại tất bật chuẩn bị rượu cần bán cho khách. Ảnh: Quang Yên.

Những ngày cuối năm, người đồng bào dân tộc tại Đắk Nông lại tất bật chuẩn bị rượu cần bán cho khách. Ảnh: Quang Yên.

“Ché rượu nhỏ nhất là 5 lít, ché lớn đến 50 lít với giá từ 250.000 đồng đến 2 triệu đồng/ché. Những năm qua, rượu cần được người dân sử dụng nhiều hơn, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán nên bà con chúng tôi có điều kiện để tăng thêm thu nhập dịp cuối năm”, bà H’Griêng nói.

Tương tự, nhà chị H’Yon (bon Pi Nao, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) tấp nập người ra vào đặt mua rượu cần đón Tết Nguyên đán năm 2023. Người ít thì mua một hai ché, người nhiều thì mua cả chục bình nên ngày nào gia đình chị cũng phải cắt cử người ở nhà để nhận đơn hàng của khách.

Việc buôn bán cũng thuận lợi hơn khi gia đình chị H’Yon tận dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của rượu cần M’nông.

Theo chị H’Yon, rượu cần ban đầu rượu chỉ được làm để phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc trong các lễ hội của bon làng. Sau đó, nhiều người tìm đến hỏi mua nên gia đình đã làm với số lượng lớn, có năm lên đến vài trăm ché.

Men rượu cần được làm từ loại vỏ cây để có vị riêng. Ảnh: Quang Yên.

Men rượu cần được làm từ loại vỏ cây để có vị riêng. Ảnh: Quang Yên.

“Mỗi tháng gia đình tôi bán ra khoảng 50 ché rượu cần, riêng dịp Tết Nguyên đán là khoảng 100 ché. Rượu cần được nhiều người đặt mua vì được sản xuất hoàn toàn thủ công, lên men tự nhiên, vị ngọt nhẹ, tốt cho sức khỏe. Mỗi ché rượu có giá dao động từ 400.000 đồng đến một triệu đồng, giúp gia đình có nguồn thu gần 40 triệu đồng vào dịp Tết Nguyên đán”, chị H’Yon cho hay.

Còn bà H’Juel (ngụ phường Nghĩa Trung, TP Gia Nghĩa) cũng tranh thủ dịp Tết Nguyên đán để ủ rượu cần để bán.

Chị H’Juel nấu rượu theo công thức của người M’nông, bán với giá dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng. Sau 4 năm từ ngày biết nấu rượu, những ché rượu cần của chị H’Juel đã vượt ra khỏi phạm vi của Đắk Nông, đến tay người tiêu dùng các tỉnh như Quảng Ngãi, Đà Nẵng, TP.HCM, Thanh Hóa, Nghệ An…

“Men là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng của ché rượu cần. Loại men được sử dụng là men cây rừng lấy từ cây r’môl và vỏ cây doong, một loại cây leo mọc ở rừng già rất khó kiếm. Sau đó, cây rừng được trộn với gạo (ngâm với nước qua đêm), ớt, muối, giã thành bột rồi đem phơi khô. Cơm rượu cần truyền thống được làm từ cơm nếp và cơm tẻ, ủ với men rừng cộng với một ít vỏ trấu, sau gần 2 tháng ủ là có thể dùng được.

Rượu cần để càng lâu nước cốt càng vàng sánh và thơm ngon, ngọt nồng, với giá bán cả vài triệu đồng một ché. Ảnh: Quang Yên.

Rượu cần để càng lâu nước cốt càng vàng sánh và thơm ngon, ngọt nồng, với giá bán cả vài triệu đồng một ché. Ảnh: Quang Yên.

Năm nay, nhu cầu mua rượu cần để sử dụng dịp tết cao hơn năm trước nên tôi đã bán được khoảng 300 ché rượu cần. Bên cạnh rượu cần truyền thống, chúng tôi còn phát triển sản phẩm rượu cần ống tre, mang hương vị mới lạ”, chị H’Juel chia sẻ.

Theo quan niệm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Rượu cần là thứ đồ uống quý, thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội và dành tiếp đãi khách gần xa đến với gia đình, buôn làng. Ngày nay, rượu cần vẫn chủ yếu được sản xuất thủ công nên được nhiều người ưa chuộng. Đối với những ché rượu được ủ hơn một năm, nước rượu vàng và ngọt như mật ong, mỗi ché rượu 10 lít được bán với giá gần 2 triệu đồng.

Xem thêm
Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng ông Trump

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...