| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm đặc hữu tại vùng Ba Chẽ

Chủ Nhật 24/11/2019 , 13:12 (GMT+7)

Quảng Ninh đang từng bước hoàn thiện các sản phẩm đặc hữu vốn có. So với nhiều địa phương trên cả nước, vùng nông thôn của Quảng Ninh, các sản phẩm (OCOP) ngoài sự mới lạ, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường còn là cơ hội lớn thay đổi toàn diện tư duy của người dân.

Sản phẩm đặc trưng

Rượu nếp lên men, trưng cất trong quy trình đảm bảo an toàn, sau đó được ngâm với ba kích tím là đặc sản lâu đời của  bà con người dân tộc thiểu số của vùng núi Ba Chẽ. Tuy nhiên sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến các sản phẩm này chỉ được truyền tay nhau trong tỉnh.

HTX Kinh doanh Dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ với sản phẩm rượu ba kích tím nhận được hiệu ứng khá tốt của người tiêu dùng. Nếu không muốn nói quá, thì quả thực sản phẩm này đang trở thành món rượu nổi tiếng của Quảng Ninh.

Các sản phẩm của HTX Kinh doanh Dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ

HTX này chỉ mới thành lập từ năm 2014, sản xuất các sản phẩm như chính như rượu ba kích tím, ba kích tím khô, măng mai.... Đến nay, các sản phẩm từ HTX đã có chỗ đứng trên thị trường. Chỉ tính riêng rượu ba kích tím, mỗi năm HTX xuất ra thị trường đến 4.000 lít, một sản phẩm được đóng chai có thể tích 1 lít sẽ có giá 300.000 VNĐ. HTX này còn mở rộng vùng nguyên liệu, tạo việc làm cho các hộ dân lân cận bằng cách thu mua nguyên liệu.

Chị Nguyễn Thị Thơ, Phó giám đốc HTX Kinh doanh Dịch vụ Lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ cho biết: Trước khi tham gia chương trình OCOP, HTX kinh doanh theo hộ gia đình được 22 năm.    

“Thường thì nếu trồng ba kích tự nhiên thì phải 5 - 7 năm mới cho thu hoạch. Chúng tôi không thu hoạch bừa bãi mà chỉ thu mua một đợt, sau đó hướng dẫn kĩ thuật cho người dân thu hoạch ba kích tự nhiên, cụ thể: Sau khi đào củ ba kích, thì gốc phải được vun, xới lại. Chúng tôi cũng đang trồng thành công, quy hoạch lại vùng nguyên liệu”, chị Thơ cho biết thêm.

Được biết Ba Chẽ cũng đã quy hoạch các vùng nguyên liệu tự nhiên cho sản phẩm OCOP chủ lực, cụ thể: diện tích trồng trà hoa vàng 31,6 ha; diện tích ba kích tím 36,9 ha; diện tích cát sâm 6,5 ha; diện tích quế 42 ha.

Chỉ với cách nhận biết đơn giản thông qua nhãn mác có logo OCOP, người dân các địa phương đã thực sự tin tưởng và sử dụng. Bà Nguyễn Thị Định, khu 7, phường Hồng Hải, TP Hạ Long chp biết: “Trước đây, muốn mua rượu, tôi toàn phải gửi người quen mua tận Ba Chẽ, mua sử dụng cũng chưa an tâm vì sợ mua phải hàng nhái, hàng giả. Nay, không chỉ rượu ba kích mà nhiều sản phẩm vùng miền khác cũng đã trở thành thương hiệu OCOP, cần thì đến các cửa hàng OCOP là có thể mua được, rất tiện lợi. Quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm đảm bảo, người tiêu dùng yên tâm và tin tưởng khi mua hàng”.

Đến tay người tiêu dùng

Hiện nay, huyện Ba Chẽ đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng 9 sản phẩm đã có: Măng mai, mật ong, nấm linh chi, ba kích tím, nấm lim xanh khô, sâm cau, trà hoa vàng, ba kích, rượu nấm lim.

Đồng thời, huyện phát triển thêm 8 sản phẩm mới: Lá tắm người Dao, trà túi lọc từ bột trà hoa vàng, thanh long, mía tím cắt khúc hút chân không, rượu sắn cá chảu, khoai sọ 1 củ, gạo nương, sản phẩm ẩm thực đặc hữu (bánh lá ngải, bánh cốc mò, sà phao) và 2 sản phẩm OCOP du lịch (Du thuyền trên sông Cổ Ngựa và thăm lò gốm cổ; Lễ hội miếu Ông - miếu Bà).ướng tích cực.

Trà hoa vàng, sản phẩm chủ lực của huyện Ba Chẽ

Để củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã có và sản phẩm mới, huyện Ba Chẽ đã tư vấn, hỗ trợ thành lập các HTX, DN vừa và nhỏ từ các nhóm, hộ gia đình. Các tổ chức kinh tế tham gia OCOP bằng cách hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất và kinh doanh theo hướng gia tăng thành viên/cổ đông, chuyển đổi loại hình hoạt động thành HTX hoặc DN cổ phần.

Ngoài ra, huyện còn tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm làm rõ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ Chương trình OCOP gắn với xây dựng NTM. Đa dạng hoá hình thức truyền thông, chú trọng vào hình thức truyền thông qua mạng xã hội.

Năm 2019, huyện thực hiện Đề án OCOP với chủ đề “Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP”. Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là: Tham gia các hội chợ, các cuộc xúc tiến thương mại, Hội nghị kết nối đối tác OCOP nhằm cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; kết nối sản phẩm OCOP vào các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các điểm bán hàng OCOP trong và ngoài tỉnh. Triển khai chương trình phát triển thương mại điện tử đối với sản phẩm OCOP... Huyện tổ chức Lễ hội Trà hoa vàng định kỳ hàng năm gắn với quảng bá giao lưu sản phẩm OCOP với các địa phương trong tỉnh.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm