| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau công nhận 26 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao

Chủ Nhật 28/01/2024 , 21:06 (GMT+7)

Cà Mau vừa trao chứng nhận 26 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao của tỉnh năm 2023.

Vừa qua, tại hội nghị đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau năm 2023, UBND tỉnh Cà Mau đã công nhận và trao chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023.

Các sản phẩm OCOP được công nhận 4 sao lần này, gồm: Bánh phồng tôm sú; bánh phồng tôm (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hòa Phát), bánh phồng tôm (Công ty TNHH SX TM DV Kiên Cường Năm Căn), tôm khô sinh thái, thịt cua sinh thái, chà bông tôm, chả tôm sinh thái, nước mắm Ngọc Trân.

Tôm sú đông; rượu nếp cẩm; nước cốt trái nhàu nguyên chất SK NONI; cá Khô bổi Tư Hùng; cá khô bổi 1 nắng; trà xạ đen túi lọc Hùng Khánh, trà thìa canh túi lọc Hùng Khánh, trà đinh lăng túi lọc Hùng Khánh; tôm khô Sông Đầm, tôm khô chà bông Sông Đầm, tôm khô thẻ Sông Đầm; ba khía muối, ba khía trộn sẵn, riêu ba khía, mắm tôm chua ngọt; gạo sạch Ông Muộn.

Tỉnh Cà Mau đã công nhận và trao chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau đã công nhận và trao chứng nhận cho 26 sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

Dịp này, có 9 tập thể và 12 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình OCOP.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: Thời gian qua chương trình OCOP của tỉnh đạt nhiều thành tựu, được các tỉnh, thành trong khu vực đánh giá cao về chất lượng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT, sản phẩm OCOP của Cà Mau vẫn chưa phát triển xứng tầm, phần lớn sản phẩm chưa vào được các hệ thống phân phối lớn.

Có 9 tập thể và 12 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình OCOP. Ảnh: Trọng Linh.

Có 9 tập thể và 12 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình OCOP. Ảnh: Trọng Linh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, đề nghị các chủ thể tiến lên sản xuất công nghiệp ngay trên các làng nghề; giữ vững và thăng hạng các sản phẩm, hoàn thiện các tiêu chí như về sở hữu trí tuệ; các ngành, địa phương trong tỉnh phải quyết liệt hơn nữa trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ cá nhân và tổ chức thực hiện chương trình OCOP trong thời gian tới.

Chương trình OCOP nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến địa phương, đặc biệt là vai trò của các sở, ngành tham gia vào đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

Từ năm 2020 đến ngày 28/12/2023, tỉnh Cà Mau có 138 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 109 sản phẩm đạt 3 sao, 29 sản phẩm đạt 4 sao. Riêng năm 2023, có 31 sản phẩm mới đạt 3 sao và 26 sản phẩm đạt 4 sao, gồm 21 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao và 5 sản phẩm mới.

Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội thi 'Sản phẩm OCOP tiêu biểu tại diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức Hội thi "Sản phẩm OCOP tiêu biểu tại diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023. Ảnh: Trọng Linh.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận có doanh thu tăng khoảng 10-30%, hầu hết giá bán sản phẩm tăng 20%, cá biệt có một số sản phẩm giá bán tăng 25 - 30%; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều người lao động.

Năm 2024, tỉnh Cà Mau xác định nhiều mục tiêu quan trọng. Trong đó, phát triển mới và tiêu chuẩn hóa ít nhất 40 sản phẩm, trong đó công nhận mới ít nhất 30 sản phẩm đạt 3 - 4 sao; phấn đấu hỗ trợ và nâng hạng ít nhất 20 sản phẩm đạt 4 sao - 5 sao; phấn đấu có ít nhất 20% chủ thể OCOP là Hợp tác xã, 10% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa có sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên; ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm