| Hotline: 0983.970.780

Đắk Lắk phân hạng 22 sản phẩm OCOP

Thứ Ba 09/04/2024 , 19:11 (GMT+7)

Đây là những sản phẩm OCOP tiềm năng đạt 4 sao do cấp huyện phê duyệt kết quả chấm điểm và đề nghị đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.

Sáng 9/4, Hội đồng OCOP Đắk Lắk đã khai mạc hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh đợt 1 năm 2024.

Theo đó, trong hai ngày 9 - 10/4, Hội đồng sẽ xem xét, đánh giá phân hạng 22 sản phẩm của 11 chủ thể ở 6 địa phương, gồm: các huyện Cư M’gar, Ea Kar, Cư Kuin, Ea H’leo, Krông Năng và TP. Buôn Ma Thuột. Đây là những sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4 sao do cấp huyện phê duyệt kết quả chấm điểm và đề nghị đánh giá, phân hạng cấp tỉnh.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk kiểm tra sản phẩm OCOP của huyện Cư Kuin. Ảnh: Quang Yên.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk kiểm tra sản phẩm OCOP của huyện Cư Kuin. Ảnh: Quang Yên.

Đến nay, Đắk Lắk có 237 sản phẩm OCOP (tăng 152 sản phẩm so với năm 2022), gồm: 223 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm 4 sao. Năm 2024, Hội đồng OCOP cấp tỉnh sẽ đánh giá, phân hạng cho 44 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao do địa phương đề nghị.

Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, mặc dù sản phẩm OCOP năm 2023 tăng mạnh, tuy nhiên so với các tỉnh trong cả nước và so với tiềm năng của địa phương thì sản phẩm OCOP của Đắk Lắk vẫn còn ít.

Theo ông Văn, đa phần các huyện, thị xã, thành phố vẫn chưa phát huy hết lợi thế, tiềm lực của địa phương. Do đó, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ các chủ thể tích cực tham gia chương trình theo đúng chương trình OCOP nhằm đảm bảo các sản phẩm khi được đánh giá đạt sao phải có chất lượng và được thị trường tiếp nhận.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.