| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất chè an toàn, được giá và dễ tiêu thụ

Thứ Tư 11/12/2019 , 13:15 (GMT+7)

Mặc dù đã bước vào vụ đông, thời tiết bắt đầu trở rét, thế nhưng nhiều nương chè của bà con ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) vẫn xanh tươi mướt mắt, búp non mơn mởn.

15-41-02_nh_1
Nương chè bạt ngàn xanh mướt gần 1ha của gia đình anh Nguyễn Thanh Bình.

Đến thăm nương chè bạt ngàn gần 1ha của gia đình anh Nguyễn Thanh Bình, một trong những hộ tham gia mô hình sản xuất chè an toàn ở xóm 9, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ cho thu nhập cao và ổn định.

Anh Bình chia sẻ: “Trước đây tôi chủ yếu sản xuất chè theo cách truyền thống nên chất lượng và năng suất cây chè không cao. Nhưng vài năm trở lại đây, từ khi áp dụng mô hình sản xuất chè theo hướng an toàn thì năng suất cây chè cao hơn hẳn, chất lượng cũng cải thiện đáng kể. Nếu như trước đây mỗi năm trung bình tôi chỉ hái được 6 lứa chè thì nay tăng lên 8 lứa”.

Theo anh Bình, việc sản xuất chè theo hướng an toàn có nhiều ưu điểm nổi bật, đó là xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ chè, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa, hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nên cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao hơn.

Trước đây khi sản xuất chè truyền thống, gia đình anh Bình cũng như các hộ dân trong vùng thường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh theo tập quán, thói quen mà không quan tâm đến mức độ gây hại, không đảm bảo thời gian cách ly nên sản phẩm chè thiếu an toàn do tồn dư thuốc trong chè cao.

15-41-02_nh_2
Mặc dù đã bước vào vụ đông nhưng nương chè vẫn xanh mướt mắt, búp non mơn mởn.

Nhưng từ khi thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn này thì việc quản lý, sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh được thực hiện theo đúng nguyên tắc nên đã hạn chế được sâu bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè mà số lần phun thuốc lại chỉ bằng một nửa so với trước kia.

Cũng theo anh Bình, quy trình sản xuất chè an toàn được thực hiện theo các bước nghiêm ngặt. Trước khi trồng chè cần bón lót 100% phân chuồng, phân lân, phân hữu cơ vi sinh và 30% phân đạm, 30% kaly. Số phân đạm và kaly còn lại được chia đều bón vào tháng 4 và tháng 8 trong năm, phân sinh học được phun đều sau mỗi lứa hái.

Đối với việc sử dụng thuốc thực hiện theo đúng yêu cầu, ưu tiên nhóm thuốc sinh học và thảo mộc phun trừ khi đến ngưỡng phòng trừ và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch chè. Thời gian để thu hoạch lứa chè đầu tiên sau khi đốn là từ 40 - 45 ngày, thời gian thu hoạch các lứa vụ hè thu cách nhau từ 30 - 31 ngày còn thời gian thu hoạch các lứa vụ đông phải mất từ 40 - 45 ngày.

15-41-02_nh_3
Theo anh Bình, việc sản xuất chè theo hướng an toàn có nhiều ưu điểm nổi bật.

Bà Nguyễn Kim Đương, cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên cho biết: Với mô hình này đã giúp các hộ dân tăng cường sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có, hạn chế việc lạm dụng phân bón, thuốc BVTV cho chè, từ đó góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kiểm soát được hóa chất độc hại. Đó là những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất chất lượng chè. 

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất