| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lay lắt, người sống quắt quay

Thứ Năm 13/05/2010 , 15:15 (GMT+7)

Việc cắt điện luân phiên đang diễn ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bị cắt điện người dân không chỉ thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất, kinh doanh mà còn khốn khổ trong sinh hoạt hàng ngày.

Mất điện, sản phẩm mộc truyền thống ở xã Lãng Sơn được làm bằng tay

Việc cắt điện luân phiên đang diễn ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Bị cắt điện người dân không chỉ thiệt đơn, thiệt kép trong sản xuất, kinh doanh mà còn khốn khổ trong sinh hoạt hàng ngày.

“Ngủ ngày, cày đêm”

Ở xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang), gần tháng nay, người dân phải sống trong cảnh “ngủ ngày, cày đêm” chỉ vì mất điện. Lịch cắt điện ở đây không cố định nên người dân chỉ biết mất điện ban ngày thì ban đêm sẽ có và ngược lại.

Vừa múc nước giếng rửa chuồng lợn, bà Nguyễn Thị Huyên ở thôn Ngọc Lợi vừa bức xúc: “Thường ngày có máy bơm, xối vèo một lúc là xong nhưng giờ phải múc từng gầu nước. Đặc biệt, nguồn nước sinh hoạt người dân vẫn phải bơm từ giếng khoan nên điện mất nước cũng mất theo. Vì thế, ở đây đang xảy ra tình trạng, nửa đêm có điện cả làng gọi nhau dậy bơm nước”. Thảm hơn là gia đình ông Trần Trọng Hòa, thôn Lộc Ninh. Dưới cái nắng oi ả, căn nhà tuềnh toàng lợp mái tôn của ông nóng như lò lửa. Đưa cho khách cái quạt mo, ông Hòa gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán rồi nói: “Hơn nửa tháng nay, ban ngày có điện thì tối mất, nhưng thường mất vào giờ cao điểm. Mọi việc từ sinh hoạt đến sản xuất đều bị đảo lộn”.

Trụ sở UBND xã Ngọc Châu bao trùm không khí ngột ngạt vì mùi vôi của tường nhà mới quét lại cộng với tình trạng mất điện nên không quạt, không nước... Ông Nguyễn Văn Đỉnh, Phó Chủ tịch UBND xã ái ngại: “Mất điện, mọi hoạt động của UBND xã bị gián đoạn. Chỉ khi nào có điện người dân mới tìm đến UBND xã để xin thủ tục, giấy tờ”. Hỏi về lịch cắt điện của địa phương, ông phó chủ tịch cũng không nắm được.

Cũng như ở Bắc Giang, nhiều gia đình ở Thanh Oai (Hà Nội) đã chuẩn bị máy phát điện để đối phó với tình trạng cắt điện luân phiên. Một ngày mất điện, cảnh làng quê “ồn ào” chẳng khác gì thành phố vì hộ gia đình nào khá giả cũng dùng máy nổ phát điện, hộ nào sản xuất máy nổ chạy cả đêm.

Gia đình nào không có điều kiện thì đành chấp nhận cảnh “đèn dầu lay lắt”. Trường hợp gia đình anh Chiến, xã Bích Hoà còn gặp nhiều khó khăn, nên việc mua máy phát điện là một mơ ước quá xa vời. “Những ngày có điện gia đình tôi phải cử người túc trực ở nhà để tranh thủ bơm đầy bể nước… Còn những hôm mất điện thì nấu cơm như là đánh vật ấy, mệt lắm! Đến tối, cả nhà ăn cơm bên ngọn nến, 8 – 9h tối là đi ngủ cả. Cuộc sống xáo trộn nhiều lắm…”.

Điện nông thôn luôn được “ưu tiên” cắt trước

Cắt điện triền miên là bất bình đẳng!

Biogas có thể thay thế điện

Theo tính toán của các kỹ sư thuộc Phân viện kỹ thuật công binh và Phòng Robot -CAPIT của Bộ Quốc phòng, khí sinh học (biogas) có nhiệt trị 4.700-6.500 kcal/m3, nhiệt lượng hữu ích của 1m3 tương đương 0, 96 lít dầu hoặc bằng 4, 7kWh điện... Được triển khai ở Việt Nam từ năm 2003 với sự trợ giúp của Hà Lan, dự án khí sinh học đã phát huy hiệu quả tại 24 tỉnh, thành trong cả nước với 27 nghìn công trình.

Kỹ sư Bùi Hoàng Lang, người sáng chế ra máy phát điện bằng khí biogas, cho biết, không chỉ đối với các trang trại quy mô lớn, mà những hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ cũng có thể phát điện bằng biogas để cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất.

Đã hơn một tháng nay, thôn Trại Phượng, xã Lãng Sơn (Yên Dũng – Bắc Giang) luôn trong tình trạng bị cắt điện 8 giờ/ngày. Trại Phượng xưa nay có nghề mộc nổi tiếng, chiếm 2/3 tổng thu nhập của 240 hộ nên tình trạng mất điện kéo dài đã làm sản xuất bị ngưng trệ.

Ông Nguyễn Đức Kiểm, Trưởng thôn, cho hay: “Những hộ làm ăn lớn thì có thể mua máy phát điện thay thế nhưng hộ nào vốn ít thì lấy đâu tiền đầu tư”. Theo ông Kiểm, cắt điện vào ban đêm còn đỡ, cắt vào ban ngày thì thanh niên trong thôn vì không có việc nên tụ tập chơi bời. Người lớn cũng chẳng có việc để làm, cứ quanh ra quẩn vào vì đất nông nghiệp ở đây chưa đến 1 sào (360m2)/người.

Mặc dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN khẳng định sẽ đảm bảo điện phục vụ sản xuất, nhưng không ít cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đang bị lao đao vì thiếu điện. Để duy trì sản xuất ổn định, DN phải sử dụng máy phát điện và đây là lý do chính khiến chi phí sản xuất tăng lên. Hiện, giá thành sản xuất của Cơ sở Ngôi Sao Xanh (Bắc Ninh), chuyên sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đã đội lên 10% do phải sử dụng máy phát để duy trì sản xuất. Mỗi tháng, Ngôi Sao Xanh sản xuất 1,5-2 nghìn sản phẩm mây tre đan. Để trả hàng đúng hạn, cơ sở này buộc phải thay đổi lịch sản xuất và tăng ca, tăng thời gian làm 1 - 2 giờ, thậm chí 3 giờ mỗi ngày, tùy từng đơn hàng. Theo ông Nguyễn Trọng Khánh, chủ cơ sở, thì không những chi phí sản xuất tăng, mà chất lượng sản phẩm cũng không được như ý.

Theo EVN, năm nay, việc cắt luân phiên sẽ được giao về cho các địa phương tự quyết. Tại mỗi tỉnh, TP, danh sách phụ tải ưu tiên sẽ do UBND các tỉnh, TP quyết định và các đơn vị điện lực sẽ căn cứ danh sách để ưu tiên khi cắt điện luân phiên. Ngành điện phải ưu tiên phân bổ sản lượng điện năng cho công nghiệp và sản xuất. Vì thế khu vực sinh hoạt và nông thôn buộc phải cắt điện trước. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, hoạt động sản xuất ở khu vực nông nghiệp, nông thôn hiện đang phụ thuộc rất lớn vào điện, hơn nữa khu vực này có mức tiêu thụ điện năng thấp nên việc cắt điện triền miên và kéo dài là bất bình đẳng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm