| Hotline: 0983.970.780

Sáng tạo của nhóm sinh viên chế biến nhựa sinh học từ vỏ tôm

Thứ Bảy 28/11/2020 , 16:12 (GMT+7)

Từ các phế phẩm của ngành chế biến thuỷ hải sản như vỏ tôm, cua, ghẹ,… nhóm sinh viên Trường Đại học Trà Vinh đã chế tạo thành công nhựa sinh học.

Loại nguyên liệu này có thể dùng để chế tạo các sản phẩm như ly nhựa, đũa, muỗng, đĩa. Đây là một trong những sáng tạo độc đáo, tính ứng dụng cao, mang ý nghĩa rất thiết thực góp phần bảo vệ môi trường.

Sáng tạo này được bạn Phương Khánh (sinh viên ngành Hoá học ứng dụng khoá 2016) bắt tay cùng bạn Huỳnh Hoàng Khang (sinh viên lớp Đại học Quản trị Kinh doanh khóa 2018) và bạn Chung Mỹ Phúc (sinh viên lớp Đại học Ngôn ngữ Anh khóa 2017) cùng thực hiện.

Tuy các em không cùng khoá, không cùng chuyên ngành nhưng với nhiệt huyết cùng nỗi lo về vấn đề ô nhiễm môi trường bởi các loại chất thải ngành thuỷ sản, nhóm bạn trẻ đã cung thực hiện các ý tưởng mang tính thời sự, sáng tạo này.

Nhận xét về tính sáng tạo và khả thi của dự án, thầy Nguyễn Văn Vũ An, Phó Bí thư Đoàn trường, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp, Trường Đại học Trà Vinh cho rằng: Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thuỷ sản là sản phẩm thân thiện môi trường, không gây độc hại cho các loài động vật. Đặc biệt, bảo vệ sức khoẻ con người, an toàn cho người sử dụng nên việc sản xuất và thương mại hoá sản phẩm là hoàn toàn khả thi, góp phần giải quyết gánh nặng trong việc bảo vệ môi trường.

Dự án 'Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thủy sản' của nhóm tác giả Nguyễn Phương Khánh, Chung Mỹ Phúc và Huỳnh Hoàng Khang là 1 trong 2 dự án sinh viên TVU lọt vào top 15 vòng thuyết trình cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2020 tại Cần Thơ và đạt giải Nhì cuộc thi Hult Prize khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Dự án “Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thủy sản” của nhóm tác giả Nguyễn Phương Khánh, Chung Mỹ Phúc và Huỳnh Hoàng Khang là 1 trong 2 dự án sinh viên TVU lọt vào top 15 vòng thuyết trình cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2020 tại Cần Thơ và đạt giải Nhì cuộc thi Hult Prize khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Bạn Nguyễn Phương Khánh chia sẻ: “Chứng kiến cảnh vỏ tôm do người dân vớt từ đáy ao lên bờ gây ô nhiễm môi trường, từ năm 2018, tôi đã có ý tưởng tận dụng vỏ tôm, cua đó để tạo ra sản phẩm nhựa sinh học, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường”.

Còn bạn Huỳnh Hoàng Khang, thành viên nhóm nghiên cứu dự án cho biết: Sản phẩm nhựa sinh học có nguồn gốc tự nhiên nên đảm bảo an toàn sức khoẻ con người và thân thiện môi trường. Do có nguồn gốc từ phế thải nên sản phẩm sẽ giải quyết được vấn đề rác thải tại địa phương. Một số sản phẩm nhựa sinh học mà dự án hướng đến như ly, cốc, đĩa, muỗng, đũa, ống hút… Đặc biệt, nhóm hướng đến các sản phẩm có giá trị cao như đế giày, đồ dùng trẻ em và thiết bị y tế.

Chia sẻ về quy trình chế tạo sản phẩm, bạn Chung Mỹ Phúc, thành viên nhóm nghiên cứu cho hay: Thu gom nguyên liệu từ ao tôm của nông dân rồi sơ chế bằng cách rửa và sấy hoặc phơi khô. Sau đó, dùng máy nghiền, loại bỏ các chất khoáng, protein, cuối cùng là phối trộn để tạo thành nhựa sinh học. Trong sản phẩm hoàn chỉnh, vỏ tôm chiếm 65%, còn lại là các chất khác (nhựa, bột màu, dầu hóa dẻo...), không có mùi hôi.

Vừa qua, dự án “Sản phẩm nhựa sinh học tái chế từ phế thải thủy sản” của nhóm tác giả Nguyễn Phương Khánh, Chung Mỹ Phúc và Huỳnh Hoàng Khang là 1 trong 2 dự án sinh viên TVU lọt vào top 15 vòng thuyết trình cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2020 tại Cần Thơ, và đạt giải Nhì cuộc thi Hult Prize khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Trường Đại học Trà Vinh. Đây là cuộc thi khởi nghiệp danh giá nhất thế giới, còn được gọi là “Giải Nobel dành cho sinh viên”, là giải thưởng thường niên được tổ chức cho sinh viên toàn thế giới.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm