| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo

Thứ Tư 11/11/2020 , 07:45 (GMT+7)

Trường Đại học Trà Vinh đã hoàn thiện quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân tạo và đang tiến hành sản xuất đại trà.

Cuối năm 2014, Đại học Trà Vinh đã bắt đầu nghiên cứu nấm này và đã nghiên cứu thành công quy trình trồng trên cơ chất gạo lứt và trên ký chủ nhộng tằm. Khoảng thời gian đó nhóm nghiên cứu đã tập trung và nghiên cứu dừa sáp cấy phôi nên tạm gác lại phần thương mại hoá sản phẩm này.

Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai giới thiệu nấm đông trùng hạ thảo sản xuất trên nền cơ chất gạo lứt huyết rồng. Ảnh: Minh Đảm.

Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai giới thiệu nấm đông trùng hạ thảo sản xuất trên nền cơ chất gạo lứt huyết rồng. Ảnh: Minh Đảm.

Thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và môi trường, Khoa Nông nghiệp và Thủy sản, Đại học Trà Vinh cho biết: “Nhiều doanh nghiệp đã thương mại hoá sản phẩm chứa nấm đông trùng hạ thảo trên thị trường. Hiện các đơn vị thương mại hoá sản phẩm này với nhiều mức giá khác nhau. Nhóm nghiên cứu tại Đại học Trà Vinh cũng đã tập trung sản xuất nấm đông trùng hạ thảo cung ứng ra thị trường. Sản phẩm nấm của chúng tôi chủ yếu nuôi trên cơ chất hữu cơ, không bổ sung chất kích thích, để đảm bảo sức khoẻ cộng đồng”.

Cũng theo thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai: Hiện nay, đông trùng hạ thảo được nuôi theo hai phương pháp chính là giá thể và ký chủ. Giá thể thì các công ty cũng sử dụng gạo lứt huyết rồng. Nuôi trên ký chủ thì sử dụng nhộng tằm còn sống hoặc con sâu chích. Cả hai phương pháp đều cho sản phẩm với dược chất như nhau. Tuy nhiên, phương pháp nuôi trên ký chủ cho sản phẩm lạ mắt, giống tự nhiên hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Cordycepin có trong nấm đông trùng hạ thảo là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ảnh: Minh Đảm.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Cordycepin có trong nấm đông trùng hạ thảo là chất có khả năng ngăn ngừa ung thư. Ảnh: Minh Đảm.

Đông trùng hạ thảo tại Đại học Trà Vinh được sản xuất trên hai nguồn cơ chất chính. Trên nguồn cơ chất tổng hợp là gạo lứt huyết rồng và ký chủ nhộng tằm. Cơ chất gạo lứt huyết rồng bổ sung dinh dưỡng gồm dịch chiết khoai tây, nước dừa, một số thành phần khoáng, vitamin…

Cơ chất sau khi được bổ sung đầy đủ thành phần sẽ được đem đi hấp khử trùng, đem để nguội qua đêm. Giống thì sẽ được chuẩn bị khoảng 5 ngày trên máy lắc. Sau đó rót 10ml giống vào hộp cơ chất, đem đi ủ tối để cho tơ nấm phát triển.

Khi nấm phát triển khắp bề mặt môi trường dao động trong khoảng từ 5-7 ngày hộp nấm mới được đem qua phòng nuôi. Phòng nuôi được trang bị ánh sáng đèn rồi được phun sương tạo ẩm. Ánh sáng đèn cường độ khoảng 1.000 - 1.500 lux. Độ ẩm trong phòng luôn duy trì từ 80-85%. Sau 45 ngày có thể thu hoạch.

“Nấm được xem là đạt tiêu chuẩn, đẹp là nấm có sợi đồng đều, phát triển khắp bề mặt cơ chất. Tại Đại học Trà Vinh, tỷ lệ sản phẩm nấm đẹp nuôi trên giá thể gạo lứt huyết rồng đạt khoảng 70%. Còn trên nhộng tằm, tỷ lệ thành công trên 60%”, thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai chia sẻ.

Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo tại trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Sản xuất nấm đông trùng hạ thảo tại trường Đại học Trà Vinh. Ảnh: Minh Đảm.

Thông tin về cách sử dụng sản phẩm này, thạc sỹ Nguyễn Ngọc Trai chia sẻ thêm: Chúng ta nên sử dụng nấm như một loại dược liệu chứ không phải là nấm ăn. Nấm ăn thì có thể ăn nhiều nhưng dược liệu chỉ nên dùng theo liều lượng khuyến cáo. Cái gì cũng vậy, nếu chúng ta sử dụng quá liều thì nó trở nên độc hại. Đối với đông trùng hạ thảo, đối tượng sử dụng là người trên 6 tuổi. Rất tốt đối với những người già mất ngủ và người bệnh. Liều lượng sử dụng mỗi ngày từ 5-10g đông trùng hạ thảo tươi. Có thể ngâm nước sôi để uống, nấu cháo, ngâm rượu… Một số công ty có sản phẩm đông trùng hạ thảo đóng viên...

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm