| Hotline: 0983.970.780

Sắp có vacxin dịch tả lợn châu Phi 'made in Việt Nam'

Thứ Ba 22/12/2020 , 19:20 (GMT+7)

“Nếu không có gì thay đổi thì đến khoảng cuối quý I/2021, chúng ta sẽ sản xuất được vacxin dịch tả lợn châu Phi”.

Đó không chỉ là khẳng định của đại diện Công ty Cổ phần thuốc Thú y Trung ương (Navetco), mà còn được Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định chắc nịch trong buổi thăm và làm việc tại Công ty Navetco của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường sáng 22/12.

Ông Phạm Quang Thái, Chủ tịch công ty Cổ phần Navetco giới thiệu mô hình nhà máy của Navetco với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Hồng Thủy.

Ông Phạm Quang Thái, Chủ tịch công ty Cổ phần Navetco giới thiệu mô hình nhà máy của Navetco với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Hồng Thủy.

Theo báo cáo của lãnh đạo công ty Navetco, trong 10 năm qua, đơn vị đã nghiên cứu và phát triển được nhiều loại vacxin, chế phẩm sinh học và sản phẩm dược thú y có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu phòng bệnh của đất nước.

Điển hình như các loại vacxin dịch tả lợn sản xuất trên tế bào; vacxin cúm gia cầm, trong đó có 2 loại vacxin hiện đang đóng góp đáng kể vào việc phòng bệnh cúm gia cầm ở nước ta; vacxin phòng bệnh tai xanh cho lợn, vacxin phòng bệnh dại chủng Flury LEP sản xuất trên tế bào; vacxin phòng bệnh phù đầu cho lợn sản xuất bằng công nghệ lên men VSV và công nghệ protein tái tổ hợp.

Hiện nay, Navetco đang “Thí điểm sản xuất thương mại vacxin sử dụng các chủng virus LMLM lưu hành tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2020” theo dự án do Cục Thú y xây dựng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm dây chuyền sản xuất vacxin của Navetco. Ảnh: Hồng Thủy.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thăm dây chuyền sản xuất vacxin của Navetco. Ảnh: Hồng Thủy.

Báo cáo trước đoàn công tác Bộ NN-PTNT, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Xuân Hạnh, Phó Tổng giám đốc Navetco cho biết, đơn vị đã nghiên cứu, tiến hành cấy chuyển thành công virus dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chủng ASFV-G-Deltal 177 L trên tế bào PBMC và BMC.

Kết quả cho thấy virus có khả năng nhân lên tốt trên các tế bào PBMC và BMC và ổn định qua các lần cấy chuyển. Chuẩn độ virus qua 4 lần tiếp đời trên tế bào PBMC và BMC cho thấy tính ổn định về khả năng nhân lên của virus chủng I 177L, với dãy hiệu giá virus thu được biến động từ 106.0 – 107.5. HAD50. Đây là ngưỡng hiệu giá cần thiết có thể dùng sản xuất vacxin phòng bệnh.

Khu vực đóng gói vacxin Lở mồm long móng. Ảnh: Hồng Thủy. 

Khu vực đóng gói vacxin Lở mồm long móng. Ảnh: Hồng Thủy. 

Hoàn tất việc kiểm tra thuần khiết giống: Sử dụng phương pháp PCR với các cặp mồi đặc hiệu xác định tác nhân gây bệnh bệnh dịch tả lợn, bệnh tai xanh, bệnh LMLM, bệnh PCV2, bệnh do Mycoplasma.

Kết quả ghi nhận giống virus DTLCP chủng ASFV-G-Delta I 177 L nhận được từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và qua các đời cấy chuyển trên tế bào BMC và PBMC tại công ty NAVETCO không nhiễm các virus ngoại lai như: Virus dịch tả lợn; virus LMLM; virus tai xanh; virus PCV2 và Mycopasma.

Bộ trưởng nguyễn Xuân Cường: 'Thành quả Navetco đạt được đã đóng góp rất lớn cho ngành chăn nuôi nước nhà'. Ảnh: Hồng Thủy.

Bộ trưởng nguyễn Xuân Cường: "Thành quả Navetco đạt được đã đóng góp rất lớn cho ngành chăn nuôi nước nhà". Ảnh: Hồng Thủy.

Theo ông Hạnh, chủng virus vacxin DTLCP nhược độc chủng ASFV-G-Delta I 177 L có khả năng nhân lên tốt trên môi trường tế bào PBMC và BMC, và hiệu giá virus thu được đạt yêu cầu để sản xuất vacxin.

“Công tác nghiên cứu vacxin phòng dịch tả lợn châu Phi đã có những kết quả rất khả quan. Bước đầu, đơn vị đã chế xong chế phẩm virus dịch tả lợn châu Phi để lây nhiễm cho gà, chế kháng thể phòng trị bệnh. Hiện các chế phẩm đã được gửi đi nước ngoài để tiếp tục đánh giá thêm.

Thông qua kết quả tiêm thử nghiệm trên 70 con lợn ở các lứa tuổi khác nhau, đánh giá chung là chủng virus vacxin ASFV-G-Delta I 177 L an toàn khi tiêm cho lợn. Tuy nhiên cần theo dõi thêm về chỉ tiêu này trên các đối tượng khác nhau”, ông Hạnh nói.

Khu vực nuôi cấy virus DTHCP. Ảnh: Hồng Thủy.

Khu vực nuôi cấy virus DTHCP. Ảnh: Hồng Thủy.

Khả năng bảo hộ ở liều gây miễn dịch thấp cho thấy virus vacxin DTLCP chủng ASFV-G- I 177 L kích thích đáp ứng miễn dịch khá mạnh khi gây miễn dịch cho lợn. Từ kết quả công cường độc cho lợn sau khi được miễn dịch với chủng virus G-Delta I 177 L chứng minh tính tương đồng kháng nguyên giữa chủng virus G-Delta I 177 L với virus DTLCP gây bệnh cho đàn lợn nuôi tại Việt Nam.

Nói cách khác, lợn được gây miễn dịch với virus DTLCP chủng G-delta I 177 L có thể chống lại được virus cường độc DTLCP hiện lưu hành tại Việt Nam.

Phòng nghiên cứu virus. Ảnh: Hồng Thủy.

Phòng nghiên cứu virus. Ảnh: Hồng Thủy.

Với khả năng làm chủ các kỹ thuật trong nuôi cấy tế bào và kinh nghiệm về nuôi cấy virus, kết hợp với các trang thiết bị hiện có, Công ty Navetco hoàn toàn có thể sản xuất vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. Và hiện nay nhóm nghiên cứu của công ty phối hợp Chi cục Thú y Vùng 6 đã xây dựng được qui trình sản xuất vacxin.

Ông Phạm Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Navetco: 'Chúng ta sẽ sớm có vacxin DTLCP'. Ảnh: Hồng Thủy.

Ông Phạm Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Navetco: "Chúng ta sẽ sớm có vacxin DTLCP". Ảnh: Hồng Thủy.

Theo ông Hạnh, có được kết quả nghiên cứu khả quan, một phần nhờ có sự phối hợp giữa công ty và các đơn vị chuyên môn của Cục Thú y, trong đó đặc biệt là Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y TW 1 và Chi cục Thú y Vùng 6 rất chặt chẽ, đạt hiệu quả cao. Với tiến độ thực hiện như hiện tại, trên cơ sở phối hợp tốt giữa các cơ quan chuyên môn và quản lý, việc nghiên cứu vacxin này sẽ đạt được kết quả như mong muốn và thời gian hoàn thành nghiên cứu có thể rút ngắn để sớm có vacxin phục vụ sản xuất.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: 'Nếu nhanh thì cuối tháng 2, chậm thì hết tháng 3, tức hết quý 1/2021, chúng ta sẽ có vacxin DTLCP'. Ảnh: Hồng Thủy.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến: "Nếu nhanh thì cuối tháng 2, chậm thì hết tháng 3, tức hết quý 1/2021, chúng ta sẽ có vacxin DTLCP”. Ảnh: Hồng Thủy.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Với góc độ người làm chuyên môn, làm khoa học, tôi khẳng định là kết quả nghiên cứu vacxin DTLCP đã được làm đúng quy trình, rà soát rất kỹ. Đây là một bước tiến rất nhanh, nhưng rất chắc chắn của tập thể nhiều nhà khoa học, của nhiều đơn vị. Chúng ta đang chạy đua với thời gian, để nếu nhanh thì cuối tháng 2, chậm thì hết tháng 3, tức hết quý 1/2021, chúng ta sẽ có vacxin DTLCP”.

Bộ trưởng nguyễn Xuân Cường: 'Chúng ta đang đạt được những kết quả rất tốt trong công tác nghiên cứu vacxin DTLCP'. Ảnh: Hồng Thủy.

Bộ trưởng nguyễn Xuân Cường: "Chúng ta đang đạt được những kết quả rất tốt trong công tác nghiên cứu vacxin DTLCP". Ảnh: Hồng Thủy.

“Sau khi thử nghiệm thành công, bước tiếp theo chúng ta cần làm là thành lập hội đồng khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu, cuối cùng xây dựng kế hoạch ứng dụng đại trà. Làm sao để trong thời gian ngắn nhất, chúng ta có thể đưa vacxin vào sử dụng. Tôi đề nghị kể từ nay, mỗi tháng lãnh đạo Bộ sẽ họp giao ban với nhóm nghiên cứu vacxin, với Navetco 1 lần, để rà soát thật kỹ các bước nghiên cứu, đánh giá các kết quả đạt được, những vướng mắc, tồn tại. Mục tiêu cuối cùng là có được vacxin nhanh nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm