| Hotline: 0983.970.780

Sập đất ở Yên Bái, 4 nhà bị vùi, 1 cháu bé thiệt mạng

Chủ Nhật 24/01/2010 , 12:56 (GMT+7)

Khoảng 5h sáng 23/1/2010 một khối đất đá hàng ngàn mét từ trên cao gần 100m do bãi thải công trình thuỷ điện Nậm Tộc bất ngờ đổ ập xuống, vùi lấp hoàn toàn 4 ngôi nhà sàn của người dân tộc Thái bản Vẻ, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Khoảng 5h sáng 23/1/2010 một khối đất đá hàng ngàn mét từ trên cao gần 100m do bãi thải công trình thuỷ điện Nậm Tộc bất ngờ đổ ập xuống, vùi lấp hoàn toàn 4 ngôi nhà sàn của người dân tộc Thái bản Vẻ, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn (Yên Bái), bao gồm nhà của các ông: Lò Văn Sơn, Đồng Văn Hàm, Đồng Văn Biên và Đồng Văn Xuân, làm chết cháu Lò Thị Hiệp- 3 tuổi, con gái anh Lò Văn Sơn.

Nhặt nhạnh những gì còn sót lại.

Trận sập đất vùi lấp toàn bộ của cải, quần áo, chăn màn, thóc lúa…của 4 hộ trên và 4 con trâu của gia đình ông Đồng Văn Xuân và chiếc xe máy của anh Lường Văn Pầng.

4 ngôi nhà bản Vẻ bị san phẳng.
Tìm những của cải trong đống đổ nát.
“Đầu cơ nghiệp” của người dân mất trắng.
Giúp di chuyển nhà cho những gia đình trong vùng nguy hiểm.
Rất may trận sập đất xảy ra khi các gia đình đã dậy chuẩn bị đi làm nên chạy kịp, nếu không thiệt hại sẽ còn rất lớn.

Nguyên nhân ban đầu được xác định trận sập đất này do bãi thải đất đá khi xây dựng công trình thuỷ điện Nậm Tộc do Cty TNHH Thanh Bình đầu tư xây dựng. Theo phản ảnh của người dân tại đây các hộ trên đã nhiều lần đề nghị di chuyển, nhưng Cty nói đá chưa lăn tới nên chưa phải di dời.

Sau khi xảy ra trận sập đất, huyện Văn Chấn đã huy động các lực lượng: Bộ đội, công an, dân quân tự vệ và người dân khoảng 450 người tới cứu giúp những hộ bị nạn và di chuyển gấp 4 nhà có nguy cơ bị vùi lấp cao và hỗ trợ hộ có nhà sập 6 triệu/nhà và 3 triệu/nhà phải di chuyển, đồng thời thu xếp chỗ ăn nghỉ tạm thời cho 8 hộ trên.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm