| Hotline: 0983.970.780

Sạt lở, sụt lún đất gây đứt đôi đường giao thông ở U Minh Thượng

Thứ Tư 27/03/2024 , 14:45 (GMT+7)

Kiên Giang Hàng chục vụ sạt lở, sụt lún đất gây đứt đôi đường giao thông nông thôn ở vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng.

Liện tục xảy ra các điểm sạt lở

Bà Dương Thúy Hằng, Chủ tịch UBND xã An Minh Bắc (huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) cho biết, trong 2 tuần qua tình hình sạt lở lộ giao thông nông thôn trên địa bàn xã diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông hàng hóa, đi lại, sản xuất của người dân, gây thiệt hại thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước và nhân dân.

Tuyến đường kênh 19, ấp An Thạnh, xã An Minh Bắc là công trình do Ban quản lý dự án huyện làm chủ đầu tư và vừa được nghiệm thu đưa vào sử dụng năm 2023 nhưng đã bị sạt lở, sụt lún. Ảnh: Trung Chánh.

Tuyến đường kênh 19, ấp An Thạnh, xã An Minh Bắc là công trình do Ban quản lý dự án huyện làm chủ đầu tư và vừa được nghiệm thu đưa vào sử dụng năm 2023 nhưng đã bị sạt lở, sụt lún. Ảnh: Trung Chánh.

Theo bà Hằng, tính đến ngày 25/3, nắng nóng, khô hạn đã làm cho 1.534m lề lộ bị sạt lở, nhiều đoạn khoét sâu tới mặt đường và 1.565m đất đang tiếp tục xảy ra hiện tượng rạn nứt, sụp gãy hoàn toàn 160m đường giao thông nông thôn của 19/28 tuyến đường trục ấp, liên ấp.
Ngoài ra, sạt lở, sụt lún đất còn làm ảnh hưởng 3 cây cầu giao thông nông thôn, 1 nhà văn hóa ấp và 2 nhà dân, sạt lở 100m lộ thuộc đường tỉnh ĐT.965 và rạn nứt 15m mặt đường sâu 2m.  

Đặc biệt, trong những tuyến đường bị thiệt hại, có 6 danh mục công trình mới được thực hiện và hoàn công đưa vào sử dụng năm 2023. Cụ thể, có 5 công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia do xã làm chủ đầu tư và 1 công trình do Ban quản lý dự án huyện U Minh Thượng làm chủ đầu tư là đường kênh 19. Còn lại các công trình được thi công từ năm 2021 trở về trước do huyện làm chủ đầu tư.

Nói về nguyên nhân liên tục xảy ra các vụ sạt lở, sụt lún đất, bà Hằng cho biết: “Qua xác minh thực tế sạt lở chủ yếu ở những tuyến kênh mới được nạo vét, những tuyến lấy đất để làm lộ. Tình hình thời tiết khô hạn kết hợp với nắng nóng kéo dài, người dân dự trữ nước tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp làm cho nước tại các kênh khô cạn là một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở. Bên cạnh đó, người dân tự lấy đất dưới kênh san lấp đìa, mương, làm nền nhà, khoét đất đặt ống cống thoát nước phục vụ sinh hoạt của gia đình, những đoạn nhân dân trồng cây có bộ rễ lớn như dừa, bạch đàn sát mé lộ”.

Hơn 3,7km lộ bị sạt lở

Vườn Quốc gia U Minh Thượng thuộc địa bàn huyện U Minh Thượng, có 2 xã thuộc vùng đệm là An Minh Bắc và Minh Thuận. Mùa khô năm 2023 - 2024 đến sớm và độ mặn cao hơn, khả năng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh rất cao. Mặc dù huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn đóng cống, đắp đập ngăn mặn khu vực vùng đệm, tăng cường bảo vệ sản xuất và phòng chống sạt lở, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Tuy nhiên, do diện tích sản xuất cây ăn trái và hoa màu của người dân rất lớn, nên nhu cầu sử dụng nước ngọt để tưới tiêu đã làm cho mực nước các trục kênh trong đê bao xuống nhanh. Cùng với đó là tình trạng nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao làm nước bốc hơi nhanh, đã gây ra tình trạng khô, cạn nước mặt trên các kênh làm sạt lở, sụt lún lộ của khu vực vùng đệm, làm khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa nông sản.

Nước trong các tuyến kênh quanh vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng cạn kiệt, tạo ra độ chênh lệch rất lớn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở, sụt lún đất liên tục xảy ra. Ảnh: Trung Chánh.

Nước trong các tuyến kênh quanh vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng cạn kiệt, tạo ra độ chênh lệch rất lớn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở, sụt lún đất liên tục xảy ra. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Dương Quốc Khởi, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã có 3.710m lộ bị ảnh hưởng do sạt lở và sụt lún đất, gồm có 2.090m sạt lở và 1.620m rạn nứt có nguy cơ sạt lở). Trong đó, đường tỉnh ĐT.965 là 210m, lộ giao thông nông thôn 1.880m và một số tài sản của người dân, nhà nước bị ảnh hưởng.

Cụ thể, trên địa bàn xã An Minh Bắc có 53 điểm sạt lở, rạn nứt với chiều dài 3.219m. Trong đó, sạt lở đưởng tỉnh ĐT.965 (lộ đê bao vùng đệm) với chiều dài 100 m sạt lở lộ giao thông nông thôn theo các tuyến kênh với chiều dài 1.499m và nhà văn hóa ấp An Hưng có nguy cơ sạt lở.

Trên địa bàn xã Minh Thuận có 21 điểm sạt lở với chiều dài 451m. Trong đó, có 3 điểm sạt lở đường tỉnh ĐT.965 với chiều dài 110m, còn lại 6 điểm sạt lở lộ giao thông nông thôn theo các tuyến kênh với chiều dài 341m và 1 căn nhà của dân bị sạt lở.

Ông Khởi cho biết, đối với các điểm sạt lở, rạn nứt đã cho giăng dây, kẻ vạch, cắm biển báo, đèn tín hiệu để cảnh báo người dân chú ý an toàn khi lưu thông qua những đoạn đường này. Phối hợp triển khai, thực hiện các biện pháp khắc phục tạm thời hậu quả do sạt lở gây ra đảm bảo cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa của người dân.

Chính quyền xã Minh Thuận và An Minh Bắc, phối hợp với ngành chuyên môn huyện tuyên truyền, vận động các hộ đang sinh sống, sản xuất trong khu vực vùng đệm không lấy đất từ các kênh để san lấp mặt bằng, nền nhà và hướng dẫn sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý. Đặc biệt, đối với các hộ cất nhà ven sông (cặp lộ) trong khu vực vùng đệm vận động những hộ có điều kiện nên di dời và kiên quyết di dời đối với các căn nhà ở khu vực rạn nứt, có nguy cơ sạt lở cao.

Huyện U Minh Thượng cũng kiến nghị UBND tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới, đối với các vùng bị ảnh hưởng nặng do thiên tai nhưng chưa đến mức độ công bố thiệt hại do thiên tai thì đề nghị xem xét bổ sung thêm các chương trình, dự án phù hợp để hỗ trợ người dân vùng bị ảnh khôi phục lại sản xuất, ổn định cuộc sống, giảm thiệt hại trước mắt cũng như lâu dài.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm