| Hotline: 0983.970.780

Sâu bệnh trên lúa xuân Nghệ An có xu hướng tăng

Thứ Hai 26/03/2018 , 09:07 (GMT+7)

Bệnh đạo ôn xuất hiện trên diện tích 1.543 ha, trong đó có 106,9 ha nhiễm nặng với tỷ lệ lá bị bệnh nơi cao 20 - 30%, cá biệt 50 -70%.

08-04-40_phun_thuoc_phong_tru_benh_do_on_tren_lu_ti_huyen_hung_nguyen
Phun thuốc trừ đạo ôn trên lúa tại huyện Hưng Nguyên

Như NNVN đã phản ánh, bệnh đạo ôn bùng phát gây hại mạnh lúa xuân tại Nghệ An. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt – BVTV Nghệ An, toàn tỉnh đã gieo cấy được 91.808,3 ha. Hiện lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái. Bệnh đạo ôn xuất hiện trên diện tích 1.543 ha, trong đó có 106,9 ha nhiễm nặng với tỷ lệ lá bị bệnh nơi cao 20 - 30%, cá biệt 50 -70%. Diện tích nhiễm bệnh tập trung tại các huyện Hưng Nguyên, TP. Vinh, Anh Sơn, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghi Lộc... Các địa phương đã phun phòng trừ được trên 1.527 ha.

Ngoài ra, ốc bươu vàng phát sinh gây hại trên 632,5 ha, trong đó 96,3 ha nhiễm nặng với mật độ nơi cao 5 - 7 con/m2, cục bộ 10 - 15 con/m2; tập trung tại các huyện Diễn Châu, TP Vinh, Quỳ Châu... Các địa phương đã phòng trừ được trên 139,5 ha. Chuột phát sinh gây hại trên 598,8 ha trong đó 54,4ha nhiễm nặng với tỷ lệ hại nơi cao 10 - 15%, cục bộ 20 - 30% dảnh bị hại; tập trung tại các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, TP Vinh, Hoàng Mai… Đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại trên 52 ha tại Quỳnh Lưu, Yên Thành với tỷ lệ bệnh nơi cao 5 - 10%, cục bộ 40 - 50% số lá. Các đối tượng khác như ruồi đục nõn, nghẹt rễ, ngộ độc hữu cơ, bệnh đốm nâu… phát sinh hại gây hại cục bộ tại một số vùng.

Dự báo trong thời gian tới điều kiện thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, lây lan gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt trên những chân đất cát pha, thịt nhẹ, vùng bán sơn địa, gieo cấy các giống hàng năm thường có mức độ nhiễm cao như: Xi23, IR1820, Xi30, BC15, AC5, P6, BTE1, Thiên ưu 8... Chuột sẽ tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng, đặc biệt tại những vùng gần khu dân cư, cồn bãi, gò đồi, khu nghĩa địa, mương máng lớn… Các đối tượng khác như rầy các loại, ốc bươu vàng, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bạc lá... tiếp tục phát sinh gây hại cục bộ tại một số vùng.

Ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo bà con nông dân cần tạm dừng ngay việc bón thúc đạm, giữ đủ nước trên ruộng, tiến hành phòng trừ đạo ôn bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole (Beam 75WP, Kabim 30WP, Filia 525SE, Bankan 600WP, Vista 72,5WP,.... ); fenoxanil (Katana 20SC, Ninja 35EC,...); Edifenphos + Isoprothiolane (Difusan 40EC,…)… phun theo lượng khuyến cáo, nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh cần phun lại lần 2 sau phun lần 1 từ 5 - 7 ngày, khi bệnh ngừng phát triển mới tiến hành chăm bón trở lại; tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón qua lá trên những ruộng bệnh đang phát sinh gây hại.

Đối với chuột, các địa phương cần thường xuyên tuyên truyền, phát động nhân dân tham gia diệt chuột; áp dụng các biện pháp diệt chuột như vệ sinh tàn dư cây trồng, phát quang bờ bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột; tổ chức bắt diệt chuột bằng các biện pháp thủ công; sử dụng các loại thuốc sinh học như Biorat, bả sinh học diệt chuột,…; thuốc hóa học có hoạt chất như Zinc Phosphide (Fokeba 20%, Zinphos 20%)…

Đối với ốc bươu vàng, nông dân cần bắt diệt trên những diện tích có mật độ gây hại cao; ưu tiên áp dụng các biện pháp thủ công, những nơi có mật độ quá cao, diện tích lớn có thể sử dụng các loại thuốc, bả có hoạt chất Metaldehyde, Niclosaminde… theo liều lượng khuyến cáo để diệt trừ...

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm