| Hotline: 0983.970.780

Sẽ tiến hành cưỡng chế hành vi chiếm đất công tại khu vực đền Bảo Hà

Thứ Hai 31/07/2017 , 15:33 (GMT+7)

Ngày 31/7, UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức buổi họp báo công khai về vụ việc cưỡng chế hành vi chiếm đoạt đất công tại khu vực di tích lịch sử đền Bảo Hà. 

Ông Hoàng Quang Đạt, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên

Hàng loạt công trình kiên cố được bà Hoàng Thị Huệ (SN 1973), trú xã Bảo Hà dựng lên kinh doanh trái phép trên phần đất lấn chiếm lòng sông Hồng, uy hiếp an toàn đê điều, gây bức xúc trong nhân dân.

Người chủ trì – Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, ông Hoàng Quang Đạt cho biết, tình trạng lấn chiếm trái phép đất đai và lòng sông Hồng tại khu vực đền Bảo Hà đã xảy ra từ lâu, nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

Cụ thể, năm 2005, sau khi cầu đường bộ từ xã Bảo Hà (Bảo Yên) sang xã Tân An (Văn Bàn) hoàn thành, bến phà Bảo Hà tạm dừng hoạt động. Trong thời gian này, bà Hoàng Thị Huệ, thường trú tại bản Liên Hà 2, xã Bảo Hà cho neo đậu trái phép tại đây một phương tiện nổi.

Để có đường cho khách đi từ bến phà xuống phương tiện nổi và làm các ki ốt bán hàng, bà Huệ đã thuê người chở đất và chất thải rắn đổ trộm xuống lòng sông. Phạm vi đổ đất lấn chiếm (tính đến tháng 10/2010) là từ bậc quan trắc mực nước sông Hồng của Trạm Thủy văn Bảo Hà đến đường xuống bến phà Bảo Hà và một số công trình trái phép khác.

Trong thời gian này, thậm chí, bà Hoàng Thị Huệ còn xin được xác nhận của ông Hoàng Văn Bộ, Chủ tịch UBND xã Bảo Hà khi đó xác nhận vào đơn đề nghị với nội dung diện tích vi phạm trên là đất tự khai phá để chăn nuôi. Việc xác nhận của ông Hoàng Văn Bộ là trái quy định của pháp luật. Sau đó, Huyện ủy Bảo Yên đã xem xét, xử lý kỷ luật Đảng đối với ông Bộ bằng hình thức cảnh cáo.

Diện tích đất bà Huệ lấn chiếm là lòng sông Hồng, ngay sát chân cầu Bảo Hà

Lợi dụng xác nhận này, bà Huệ ngày càng mở rộng diện tích vi phạm với quy mô lớn hơn: Xây công trình ngay tại đường xuống bến phà; xây dựng 1 công trình nhà 3 gian; xây kè để nâng nền và dựng nhà sàn vào phạm vi sườn đồi thủy văn và nhiều công trình khác.

Chưa dưng lại ở đó, đến cuối năm 2016, bà Huệ tiếp tục mở rộng diện tích đất vi phạm, bằng cách đổ thêm đất, chất thải rắn ra lòng sông và xây dựng thêm công trình mới. Ngoài kinh doanh, các ki ốt ở đây còn là nơi chứa chấp cả ổ nhóm cờ bạc, từng bị phía công an phát hiện bắt giữ khiến 22 con bạc phải đi tù.

Trong 2 năm 2016 – 2017, nhiều văn bản của tỉnh Lào Cai cũng như huyện Bảo Yên yêu cầu bà Huệ chấm dứt hành vi, tháo dỡ các công trình vi phạm nhưng bất thành...

Theo thông báo số 106 của UBND huyện Bảo Yên, 7h30 sáng 1/8, sẽ tiến hành cưỡng chế hành vi vi phạm của bà Huệ và các cá nhân liên quan. Biện pháp cưỡng chế là phá dỡ toàn bộ công trình xây dựng trái phép trên diện tích gần 4.000 mét vuông ven sông Hồng.

Trong ngày 31/7, bà Huệ ngang ngược dẫn đầu đoàn người khoảng 30 người, tập trung cầm băng rôn tại cổng UBND huyện Bảo Yên, phóng loa phản đối lệnh cưỡng chế.

Bản đồ thể hiện khu vực đất đai bị bà Huệ chiếm đoạt ven sông Hồng

 

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm