| Hotline: 0983.970.780

Siết hoạt động kinh doanh thuốc thú y

Thứ Năm 22/10/2015 , 10:01 (GMT+7)

Để ngăn chặn tình trạng kinh doanh thuốc thú y giả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến người chăn nuôi, từ đầu năm đến nay liên ngành Chi cục Thú y và Chi cục Quản lý Thị trường (QLTT) Thanh Hóa đã tổ chức nhiều cuộc "ra quân".

Đối tượng thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn nhằm siết lại hoạt động kinh doanh của mặt hàng có điều kiện này.

Ông Giang Ánh Hồng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành (Chi cục Thú y) cho biết, 9 tháng đầu năm, Chi cục phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan đã tổ chức 9 cuộc thanh, kiểm tra việc lưu thông, mua bán, sử dụng sản phẩm thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản;

Việc thực hiện pháp luật trong kinh doanh thuốc thú y đối với cơ sở kinh doanh thuốc thú y; kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm; kiểm tra cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chợ đầu mối; việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi… Đồng thời, kiểm tra 49 cửa hàng kinh doanh thuốc thú y.

“Quá trình thanh, kiểm tra tại các cơ sở chưa phát hiện mặt hàng không được phép lưu hành; hàng giả. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn kinh doanh thuốc hết hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng; sử dụng chứng chỉ hành nghề đã hết hạn”, ông Hồng nói.

Sau khi phát hiện vi phạm lực lượng chức năng đã xử phạt hành chính 20,5 triệu đồng; thu hồi, tiêu hủy số thuốc đã hết hạn sử dụng; buộc đăng ký cấp lại chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y. Đối với chiến dịch truy quét chất cấm trong chăn nuôi theo các Quyết định, Chỉ thị của Bộ NN-PTNT, vừa qua Chi cục đã lấy một số mẫu thịt lợn gửi đi kiểm tra nhưng không phát hiện chất cấm.

Trong tháng 10 này Chi cục tiếp tục lấy 7-8 mẫu thịt và nước tiểu đợt 2 để kiểm tra nhằm “sạch hóa” thịt gia súc, gia cầm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. “Để quản lý chặt hơn 500 cơ sở kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn toàn tỉnh chỉ với 8 con người ở phòng Thanh tra thì thực sự rất khó. 

Lâu nay việc thanh tra mới chỉ dừng ở việc xem xét loại thuốc đó có nhãn mác hay không, có nằm trong danh mục, còn hạn sử dụng, xuất xứ hay không? Còn việc kiểm tra sự mập mờ trong nhãn mác hay thành phần, chất lượng của thuốc thì chưa thực hiện được do hạn chế về kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm.  

Vì vậy, chúng tôi mong những năm tới tỉnh sẽ quan tâm hơn về nguồn lực cũng như con người để Chi cục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thanh, kiểm tra”, ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y nhấn mạnh.

Ông Sơn cũng cho rằng, ngoài trách nhiệm của đơn vị quản lý chuyên ngành là Chi cục Thú y, các huyện, thị, TP cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn, nhất là các cơ sở ở cấp xã về chứng chỉ hành nghề.

“Đây là quy định mang tính điều kiện để đảm bảo hoạt động kinh doanh thuốc đảm bảo chất lượng”, ông Sơn nói. Khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm khắc, thậm chí tịch thu giấy phép kinh doanh để răn đe các cơ sở khác.

Được biết, năm 2016 Chi cục Thú y Thanh Hóa tiếp tục rà soát lại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y đủ điều kiện để xây dựng chương trình giám sát chất lượng thuốc.  Trong đó, chú trọng mặt hàng thuốc bổ, bởi đây là những sản phẩm dễ bị làm giả, cơ quan chức năng lẫn người tiêu dùng đều rất khó phát hiện.

Xem thêm
Phân bón Cà Mau đồng hành cùng tỉnh Cà Mau phát triển bền vững

Nhiều năm qua, Phân bón Cà Mau đã thực hiện nhiều hoạt động an sinh xã hội tại Cà Mau, góp phần chăm lo đời sống người dân và phát triển bền vững.

Sâu cuốn lá và cách phòng trị

Sâu cuốn lá là dịch hại phổ biến trên lúa, nhất là ở vùng trồng lúa thâm canh, dùng nhiều phân đạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và chất lượng nông sản...

Quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang chồng chéo, xung đột

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi đang xung đột giữa các quy định hiện hành và mang nặng tính hình thức.