| Hotline: 0983.970.780

Siết quản lý giết mổ gia súc, gia cầm

Thứ Hai 12/01/2015 , 07:15 (GMT+7)

Tỉnh Bình Định có trên 600 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) hầu hết do tư nhân hình thành tự phát nằm rải rác trong khu dân cư rất khó quản lý. 

Để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2015 ngành nông nghiệp Bình Định sẽ thực hiện dự án quy hoạch xây dựng các điểm giết mổ GSGC tập trung.

Thực ra trước đây Bình Định đã hình thành 2 cơ sở giết mổ GSGC tập trung (tại TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước). Nhưng do không được các chủ lò mổ GSGC nhỏ lẻ hưởng ứng vì đưa động vật vào đây mổ sẽ phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ về xuất xứ nguồn gốc, không thể mổ những động vật đã chết hoặc đang nhiễm bệnh nên 2 cơ sở nói trên nhanh chóng bị “chết yểu”.

Câu chuyện “chưa sống đã chết” của 2 cơ sở giết mổ GSGC tập trung tiên phong ở Bình Định đã khiến chủ trương phát triển các cơ sở giết mổ GSGC tập trung của Bình Định bị phá sản.

Đã đến lúc không thể buông lỏng, cuối năm 2014, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ GSGC tập trung trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020. Theo đó, trong 5 năm tới, Bình Định sẽ xây dựng 26 cơ sở giết mổ GSGC tập trung tại 11 huyện, thị xã, thành phố.

Nhà đầu tư xây dựng cơ sở và cá nhân đưa GCGC về cơ sở giết mổ tập trung đều nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.

“Để đảm bảo an toàn, người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm gia súc, gia cầm ở các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại có sự kiểm soát, kiểm dịch của lực lượng thú y, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng.
Khi phát hiện sản phẩm động vật bày bán không an toàn hoặc nghi ngờ không an toàn, chưa qua kiểm dịch thú y, cần báo ngay cho ngành chức năng, lực lượng thú y để có biện pháp xử lý kịp thời”, ông Phan Trọng Hổ khuyến cáo.

Chủ cơ sở sẽ được miễn tiền thuê đất cho suốt thời hạn thuê đất để xây dựng cơ sở tại các huyện Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh, Tây Sơn, Phù Cát; miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản tại các địa phương khác trong thời hạn không quá 3 năm.

Những cơ sở xây dựng trong giai đoạn 2015-2017 sẽ được hỗ trợ kinh phí xây dựng tường rào, đường giao thông, điện lưới, nhà xưởng, mua sắm thiết bị... Người dân đưa GSGC đến điểm giết mổ tập trung trong giai đoạn này cũng được hỗ trợ 100% phí dịch vụ giết mổ, phí kiểm soát gia súc, gia cầm trong năm thứ nhất và 50% trong năm thứ 2 kể từ khi cơ sở hoạt động.

UBND tỉnh Bình Định cũng đã dành nhiều ưu đãi về nguồn vốn, cơ chế; trình tự làm hồ sơ, thủ tục thực hiện đầu tư dự án xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.

Đối với dự án được đầu tư xây dựng tại An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí theo quy định; tại Hoài Ân, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 60%, ngân sách địa phương hỗ trợ 40%; tại Hoài Nhơn, Tuy Phước và TX An Nhơn, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách địa phương 50%.

Riêng TP Quy Nhơn tự cân đối ngân sách để thực hiện hỗ trợ đầu tư. Đối với dịch vụ giết mổ và phí kiểm soát giết mổ do ngân sách tỉnh hỗ trợ.

Theo ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định, trong thời gian tới ngành nông nghiệp tỉnh này sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức vận động các hộ giết mổ nhỏ lẻ đưa GSGC vào các cơ sở giết mổ tập trung. Đồng thời phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành và các địa phương tăng cường kiểm tra hoạt động giết mổ, mua bán động vật, sản phẩm động vật, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là tại thời điểm trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm