| Hotline: 0983.970.780

Sinh viên Hàn Quốc đòi lại học phí vì trường đóng cửa

Thứ Bảy 14/03/2020 , 21:21 (GMT+7)

Hàng loạt trường đại học đang phải đối mặt với những “lời kêu gọi hội đồng đòi lại học phí” của giới sinh viên sau khi họ không thể đến trường do đại dịch coronavirus.

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát buộc hệ thống trường học ở Hàn Quốc phải đóng cửa để tránh lây lan. Ảnh: Korea Times

Dịch bệnh Covid-19 bùng phát buộc hệ thống trường học ở Hàn Quốc phải đóng cửa để tránh lây lan. Ảnh: Korea Times

Kể từ khi lệnh đóng cửa các trường đại học, đến nay đã qua hai tuần lễ và nhiều trường vẫn đang xoay xở mở các dịch vụ giảng dạy trực tuyến để thay thế. Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất đông sinh viên vẫn phải nghỉ và gián đoạn việc học hành.  

Đại diện sinh viên các trường đại học trong nước ngày 2/3 đã lập một bản kiến nghị trên mạng và hiện đã thu được gần 74.400 chữ ký của sinh viên kêu gọi các trường hoàn trả học phí do học kỳ mùa xuân bị trì hoãn.

Ngày 13/3, bản bản kiến ​​nghị tập thể này bao gồm 27 hội đồng sinh viên các trường đại học ở Hàn Quốc đã được chuyển tới Văn phòng Tổng thống yêu cầu can thiệp.

"Chất lượng các bài giảng trực tuyến được chuẩn bị sơ sài nên chắc chắn sẽ thấp hơn so với các bài giảng thông thường. Như vậy là xâm phạm quyền lợi của sinh viên và họ cần được bồi thường bằng việc cắt giảm học phí", một sinh viên ẩn danh viết.

Coronavirus đã khiến 72 người chết ở Hàn Quốc và trên 8.000 ca nhiễm bệnh kể từ khi dịch bùng phát đến nay. Ảnh: KRT

Coronavirus đã khiến 72 người chết ở Hàn Quốc và trên 8.000 ca nhiễm bệnh kể từ khi dịch bùng phát đến nay. Ảnh: KRT

Đại diện nhóm kiến nghị cho biết, kết quả một cuộc khảo sát 12.000 sinh viên được thực hiện hôm 28 tháng 2 đã có tới 83,8% cho rằng họ cần phải được hoàn lại tiền học phí. Ngay sau đó, đại diện nhóm đã đến thẳng Bộ giáo dục gặp gỡ một số quan chức của bộ này để bày tỏ thái độ.

Trong những ngày bị nghỉ học bất đắc dĩ, học phí chính là vấn đề được giới sinh viên đưa ra thảo luận nóng nhất trên mạng. "Hầu hết các khóa học chuyên ngành của tôi liên quan đến các kỹ năng thực tế nên tôi cảm thấy thật bất công và thiệt thòi khi phải đóng tất cả các khoản", một sinh viên viết trên Facebook.

Một lãnh đạo trường đại học ở tỉnh Gyeonggi cho biết, mức học phí và doanh thu của trường gần như giữ nguyên trong hơn 10 năm qua, nếu bây giờ phải hoàn trả cho sinh viên thì các trường sẽ khó tồn tại.

Bộ trưởng Giáo dục Yoo Eun-hae phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc hôm đầu tuần này cho rằng, chính phủ không can thiệp trong vấn đề này và quyền quyết định thuộc về lãnh đạo các trường đại học.

Vị này cũng cho biết, việc tính toán sẽ rất nhiêu khê do các trường đều đang phải tập trung các nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của  coronavirus. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ với khiếu nại của sinh viên, đặc biệt là những người đang theo học chuyên ngành phụ thuộc vào các khóa học thực tế.

"Các trường đại học, sinh viên và chính phủ nên thảo luận về phương cách hoàn trả, bồi thường cho những mất mát do dịch bệnh bất khả kháng gây ra bằng nhiều phương án khác nhau", ông này nói.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao

PHÚ THỌ Diễn đàn phổ biến bộ giống chè chất lượng cao và yêu cầu của thị trường trọng điểm, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè mới vào năm 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.