| Hotline: 0983.970.780

Vụ trại lợn của Công ty Thiên An Minh xả thải:

Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá bao che sai phạm của doanh nghiệp

Thứ Sáu 03/09/2021 , 01:06 (GMT+7)

Thanh Hóa Sở Tài Nguyên và Môi trường Thanh Hóa không phát hiện trang trại lợn của Công ty Thiên An Minh lắp đặt đường ống xả thải gây ô nhiễm môi trường? Kỳ quặc.

Nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng tại con mương xung quanh trang trại lợn của Công ty Thiên Anh Minh. Ảnh: VD.

Nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng tại con mương xung quanh trang trại lợn của Công ty Thiên Anh Minh. Ảnh: VD.

Rà soát tình hình ô nhiễm môi trường tại các trại chăn nuôi:

Sau bài viết của Báo Nông nghiệp Việt Nam phản ánh về ô nhiễm môi trường tại trại lợn của Công ty Thiên Anh Minh, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa có công văn gửi Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc rà soát công tác bảo vệ môi trường tại các trang trại, gia trại chăn nuôi. Các địa phương đã triển khai rà soát đến đâu và có thẳng thắn nhình nhận vấn đề ô nhiễm môi trường do các trại lợn gây ra hay không chúng tôi sẽ phản ánh trong những bài viết tiếp theo.

Ngày 18/8, Báo Nông nghiệp Việt Nam điện tử phản ánh tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường qua bài viết: Công ty Thiên An Minh xả trực tiếp phân lợn, 'bức tử' môi trường.

Sự việc xẩy ra tại trại lợn của TNHH Xây dựng và Thương mại Thiên Anh Minh (Công ty Thiên An Minh) đóng tại khu phố Đoài thôn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.

Ngay sau khi báo đăng, sáng 18/8, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản giao Sở TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị kiểm tra xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do trang trại chăn nuôi của Công ty Thiên An Minh gây ra.

Chiều 18/8, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, đại diện là ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường; UBND thị xã Bỉm Sơn; Công an thị xã Bỉm Sơn và UBND phường Đông Sơn đã về trại lợn của Công ty Thiên An Minh kiểm tra tình hình.

Theo Biên bản ngày 18/8/2021 của Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa, đoàn kiểm tra đã phát hiện hàng loạt sai phạm của công ty này.

Theo đó, Công ty Thiên An Minh đã không cho nước thải vào bể sinh học theo đánh giá tác động môi trường (DTM) đã được phê duyệt. Thực tế là công ty này chưa xây dựng bể sinh học 2 ngăn (2.500 m2), mà đang thải trực tiếp từ hầm bioga ra ao chứa.

Các hạng mục xử lý nước thải sau hầm bioga của trại lợn công ty này nằm ngoài diện tích dự án giai đoạn 1 đã được phê duyệt. Một số hạng mục công trình xử lý nước thải đang được xây dựng trên đất nông nghiệp, ngoài phạm vi được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê.

Qua hình ảnh chúng tôi thu thập được, đoàn kiểm tra có đến thực tế tại một điểm xả thải ra ngoài khu vực tường bao của trại lợn thuộc Công ty ty Thiên An Minh. Điểm xả thải này có một ụ bê tông, nguồn nước thải phân lợn chảy ra từ đó rồi đổ ra ao chứa đắp bằng đất. Nguồn nước phân lợn tích tụ lâu ngày khiến các ao chứa này bốc mùi hôi thối nồng nặc, nước trong ao đen đặc, nổi váng.

Điểm xả thải nằm ngoài tường bao của trang trại lợn. Ảnh: VD.

Điểm xả thải nằm ngoài tường bao của trang trại lợn. Ảnh: VD.

Tuy nhiên, văn bản của Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa lại “nhận xét”: “Qua kiểm tra thực tế, không phát hiện trang trại lắp đặt đường ống xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường”(?).

Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa đã không làm rõ khu vực xả thải nằm ở ngoài tường bao của Công ty Thiên An Minh có thuộc khu vực được phép xả thải hay không. Từ đó văn bản cho rằng, đoàn kiểm tra không phát hiện trang trại lắp đặt đường ống xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường là không thỏa đáng.

Đoàn công tác phải chỉ ra địa điểm có ụ bê tông đang xả thải, nước phân chảy ra ao chứa là vùng thuộc đất đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cho công ty này thuê đất hay nằm ngoài dự án do công ty này mới thuê thêm của người dân và UBND phường Đông Sơn sau này.

Điểm xả thải của Công ty Thiên An Minh nằm ngoài tường bao, xả chất thải chưa qua xử lý ra ao chứa nằm trên đất sản xuất nông nghiệp nhưng Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa vẫn khẳng định không phát hiện ống xả thải trực tiếp của công ty này ra ngoài môi trường. Ảnh: VV.

Điểm xả thải của Công ty Thiên An Minh nằm ngoài tường bao, xả chất thải chưa qua xử lý ra ao chứa nằm trên đất sản xuất nông nghiệp nhưng Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa vẫn khẳng định không phát hiện ống xả thải trực tiếp của công ty này ra ngoài môi trường. Ảnh: VV.

Chính bà Vũ Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Thiên An Minh cũng thừa nhận tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, giai đoạn 1 của dự án, công ty đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê 30.981 m2. Đối với diện tích còn lại của dự án, công ty đang hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xin thuê đất.

Để có mặt bằng thực hiện các biện pháp xử lý nước thải của trang trại, công ty đang sử dụng phần đất nông nghiệp thuê của UBND phường Đông Sơn và các hộ xung quanh để làm các ao chứa (thay bể sinh học) và xây dựng bể sinh học (đang xây dựng).

Một ụ nước được xây bằng bê tông, nơi nguồn phân lợn chưa qua xử lý được xả ra ao nuôi nằm ngoài tường bao trang trại lợn. Ảnh: VD.

Một ụ nước được xây bằng bê tông, nơi nguồn phân lợn chưa qua xử lý được xả ra ao nuôi nằm ngoài tường bao trang trại lợn. Ảnh: VD.

Bài liên quan

Trong biên bản kiểm tra trước đó được lập vào ngày 13/7, chính Sở TN&MT Thanh Hóa cũng kết luận, việc sử dụng đất thuê thêm từ các hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sử lý nước thải là chưa đúng quy định.

Cũng theo biên bản, tại thời điểm trước kiểm tra ngày 18/8, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa phát hiện trang trại có lắp đặt 1 máy bơm nước có công suất 1 kw và đường ống D34 nhưng thời điểm kiểm tra, đường ống này đã được tháo dỡ.

Đoàn kiểm tra “nhận xét”: Các hạng mục xử lý chất thải chưa hoàn thiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, thiếu bể sinh học, thiếu thể tích hầm bioga dẫn đến nước thải xả trực tiếp từ hầm bioga ra ao chứa nổi váng, có màu đen.

Chưa hoàn thiện các thủ tục xin thuê đất nhưng Công ty Thiên An Minh đã cho máy móc đổ đất, san lấp mặt bằng để triển khai phần 2 của dự án Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và trồng cây cảnh, dược liệu tại khu phố Đoài Thôn, phường Đông Sơn, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ảnh: VD.

Chưa hoàn thiện các thủ tục xin thuê đất nhưng Công ty Thiên An Minh đã cho máy móc đổ đất, san lấp mặt bằng để triển khai phần 2 của dự án Trang trại chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản và trồng cây cảnh, dược liệu tại khu phố Đoài Thôn, phường Đông Sơn, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ảnh: VD.

Ngoài ra, theo quan sát của PV Báo NNVN, khu vực ngoài tường bao trại lợn của Công ty Thiên An Minh, mặc dù chưa hoàn thiện các thủ tục xin thuê đất nhưng đơn vị này đã cho máy móc đổ đất, san lấp mặt bằng để triển khai phần 2 của dự án.

Việc dùng diện tích đất nông nghiệp thuê của người dân và UBND phường Đông Sơn để làm ao chứa nguồn nước thải chưa qua xử lý có phải là hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường hay không, Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cần thẳng thắn nhìn nhận và có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Thị xã Bỉm Sơn sẽ kiến nghị dừng hoạt động nếu đến 15/10 chưa xong bể sinh học

Đại diện UBND thị xã Bỉm Sơn nêu ý kiến, nếu đến 15/10, Công ty Thiên An Minh chưa hoàn thành bể sinh học thì UBND thị xã Bỉm Sơn sẽ kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa dừng hoạt động của trang trại chăn nuôi lợn của Công ty Thiên Anh Minh. Trong thời gian hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, UBND thị xã Bỉm Sơn yêu cầu công ty có biện pháp giảm thiểu việc ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.