| Hotline: 0983.970.780

Người dân bị ô nhiễm môi trường 'tra tấn' trước sự thờ ơ của quan

Thứ Tư 25/08/2021 , 07:00 (GMT+7)

Hàng chục hộ dân thôn Đông Yên, xã Hà Hải, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) chịu ô nhiễm môi trường trầm trọng từ nguồn nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún.

Hàng chục hộ dân bị “tra tấn” vì ô nhiễm môi trường nước. Video: Võ Dũng.

Hay tin có PV đến tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường, người dân thôn Đông Yên tập trung rất đông tại khu xử lý nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún.

Theo quan sát của PV, khu xử lý nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún rộng chừng 30 m2, được chia thành nhiều ô lắng lọc, nằm cạnh con mương dẫn nước bằng bê tông.

Nguồn nước từ khu xử lý nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún thải ra dòng mương, bốc mùi hôi thối. ẢNh: Võ Dũng.

Nguồn nước từ khu xử lý nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún thải ra dòng mương, bốc mùi hôi thối. ẢNh: Võ Dũng.

Tầm cuối giờ trưa đến chiều tối, nguồn nước từ khu xử lý này tràn qua đường ống dẫn chảy thẳng ra mương dẫn nước vốn được xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Con mương chảy qua trước mặt thôn Đông Yên được xây dựng năm 2020, mục đích là để tưới tiêu cho đồng lúa. Tuy nhiên, do ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải, người dân các thôn lân cận đã đắp đường thoát. Vì vậy, khoảng 500 m mương nước dâng lên gần tận mép.

Dòi bọ bò lúc nhúc. Ảnh: Võ Dũng.

Dòi bọ bò lúc nhúc. Ảnh: Võ Dũng.

Vụ xuân người dân Đông Yên còn canh tác để kiếm thêm hạt lúa ăn nhưng vụ thu mùa năm nay, tình trạng nước mương ô nhiễm tràn ra khiến người dân bất an và nhiều hộ đã bỏ ruộng.

Người dân ở đây cho rằng, khu xử lý nước thải của các hộ dân sản xuất bánh bún vừa nhỏ vừa không đạt tiêu chuẩn và thi công cẩu thả nên nước thường xuyên ngấm qua các bể, thẩm thấu xuống đất và các hộ dân xung quanh. Điều này đã gây ô nhiễm môi trường. Dù trời nắng hay mưa thì khu vực này lúc nào cũng rất nhiều ruồi, muỗi và mùi hôi thối.

Khoảng 500 m kênh đi qua thôn Đông Yên bị ô nhiễm trầm trọng, 'tra tấn' hàng chục hộ dân. Ảnh: Võ Dũng.

Khoảng 500 m kênh đi qua thôn Đông Yên bị ô nhiễm trầm trọng, "tra tấn" hàng chục hộ dân. Ảnh: Võ Dũng.

Không chỉ bốc mùi hôi thối, trên dòng mương này, dòi bọ bò lúc nhúc, váng đóng dày dọc dòng kênh chừng 500 m, bốc mùi hôi tanh bờn bợn.

Bà Vũ Thị Kính, một hộ dân có ao, vườn và nhà ngay cạnh khu xử lý nước thải của 8 hộ dân này cho hay, gia đình bà hiện có 4-5 sào lúa gần khu vực này canh tác nhưng không hiệu quả do nguồn nước bị ô nhiễm. Ao nuôi cá của gia đình bà cũng thường xuyên đục đen, bốc mùi hôi thối. Đã bao lần cá trong ao bị chết nhưng vẫn không được đền bù, hỗ trợ gì.

Công trình xử lý nước thải thi công cẩu thả, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm thấu qua đất các hộ dân. Ảnh: Võ Dũng.

Công trình xử lý nước thải thi công cẩu thả, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm thấu qua đất các hộ dân. Ảnh: Võ Dũng.

Mặc dù người dân thôn Đông Yên đã nhiều lần có ý kiến lên xã nhưng UBND xã Hà Hải trả lời phải chờ dự án của huyện.

Anh Trịnh Văn T., nhà cạnh bà Kính cũng cho hay, trước đây con mương này bằng đất nên quá trình xả thải, nguồn nước ô nhiễm đã thẩm thấu làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong thôn. Gần như năm nào ao cá nhà anh T. cũng bị chết. Nước ao lúc nào cũng đen, bốc mùi tanh bờn bợn.

Ao nuôi cá của hộ dân bị ô nhiễm, nhiều lần cá chết. Ảnh: Võ Dũng.

Ao nuôi cá của hộ dân bị ô nhiễm, nhiều lần cá chết. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

“Mưa xuống nước bẩn tràn khắp nơi, mùi hôi tanh không tài nào tả nổi. Thi thoảng cũng có các cơ quan ban ngành về nhưng đến nay môi trường sống của chúng tôi vẫn không được cải thiện” – anh T. cho hay.

Người dân thôn Đông Yên cho biết thêm, hiện chưa có thống kê cụ thể nhưng số người bị bệnh đường hô hấp ở đây rất lớn, nguồn nước giếng khơi ở đây cũng bị ô nhiễm nặng.

Ông Phạm Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Hà Hải cho hay, 8 hộ dân có máy làm bánh bún có tổng công suất khoảng 8 tấn nguyên liệu/ngày. Bể xử lý nước thải của 8 hộ dân này cũng chỉ xây tự phát trên đất của gia đình, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cận cảnh khu xử lý nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún. Ảnh: Võ Dũng.

Cận cảnh khu xử lý nước thải của 8 hộ sản xuất bánh bún. Ảnh: Võ Dũng.

“Các hộ dân này tự bỏ tiền xây bể xử lý nhưng không đúng quy trình, không được cấp có thẩm quyền phê duyệt. UBND xã cũng đang rất đau đầu vì ô nhiễm môi trường nhưng huyện cấp giấy phép sản xuất kinh doanh nên xã không có thẩm quyền xử lý(?). Nếu dừng sản xuất kinh doanh của các hộ dân này thì rất ảnh hưởng đến kinh tế địa phương” – ông Đông phân trần.

Màu nước cho thấy, chất thải trong quá trình sản xuất bánh bún đã trực tiếp chảy ra mương nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chứ không hề được xử lý. Ảnh: Võ Dũng.

Màu nước cho thấy, chất thải trong quá trình sản xuất bánh bún đã trực tiếp chảy ra mương nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chứ không hề được xử lý. Ảnh: Võ Dũng.

Về vai trò của chính quyền địa phương trong việc giám sát các hộ sản xuất kinh doanh chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, ông Đông thừa nhận là chính quyền xã chưa làm hết trách nhiệm.

Xem thêm
Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.