| Hotline: 0983.970.780

Kinh hoàng xả thải phân lợn chưa qua xử lý ra môi trường

Thứ Sáu 20/08/2021 , 14:09 (GMT+7)

THANH HÓA Trại chăn nuôi tại xã Hóa Quỳ vô tư xả thải phân lợn chưa qua xử lý ra môi trường nhưng chủ trại khẳng định, chất thải đã được xử lý bằng bể bioga.

PV Báo NNVN nhận được thông tin phản ánh của người dân thôn Thanh Sơn, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) về việc cá và các loài thủy sinh trên suối Sông Quyèn bị chết. Thời điểm cá chết, nước suối chuyển màu, mùi tanh hôi khó chịu.

 
Chủ trại lợn tại thôn Thanh Sơn vô tư xả thải phân lợn ra giữa rừng keo. Ảnh: Võ Dũng.

Chủ trại lợn tại thôn Thanh Sơn vô tư xả thải phân lợn ra giữa rừng keo. Ảnh: Võ Dũng.

Người dân ở đây cho hay, phía thượng nguồn suối Sông Quyèn thuộc khu vực xã Hóa Quỳ (Như Xuân) là nơi đóng chân của các trại chăn nuôi. Những đơn vị này đã xả thải trực tiếp ra suối Sông Quyèn gây nên hiện tượng cá chết (?).

Nước thải tràn ra mương tại vị trí này chỉ cách suối Sông Quyèn chừng 1 km. Ảnh: Võ Dũng.

Nước thải tràn ra mương tại vị trí này chỉ cách suối Sông Quyèn chừng 1 km. Ảnh: Võ Dũng.

Chúng tôi tìm về xã Hóa Quỳ để thực hư sự việc.

Mới đến ngay đầu thôn Thanh Xuân, mùi thối phân lợn đã bốc lên tận mũi người đi đường.

Toàn cảnh xả thải phân lợn trực tiếp chưa qua xử lý ra môi trường của trại lợn tại thôn Thanh Xuân. Video: Võ Dũng.

Người dân ở đây cho hay, tình trạng xả thải phân lợn trực tiếp ra môi trường từ trại chăn nuôi lợn của ông Lê Giáp Tý đã diễn ra từ 2-3 năm nay gây mùi hôi thối và ô nhiễm nghiêm trọng.

Những hố phân của trại chăn nuôi này nằm ngoài khu vực trại và lọt thỏm giữa một rừng keo, chỉ cách suối Sông Quyền chừng 1 km.

Nước phân lợn chảy ào ào từ phía trên xuống các ao chứa nằm bên ngoài trại của ông Lê Giáp Tý. Ảnh: MT.

Nước phân lợn chảy ào ào từ phía trên xuống các ao chứa nằm bên ngoài trại của ông Lê Giáp Tý. Ảnh: MT.

Chỉ mất khoảng 5-7 phút lội trong rừng keo, rẽ những lớp cỏ cao tận đầu gối chúng tôi đã phát hiện 6 ao chứa nước phân được đắp bằng đất rất sơ sài. Nước phân trong các ao này đều đặc quánh, đen sỉn. Xung quanh là hệ thống kênh, mương dẫn, màu nước đen ngòm.

Người dẫn đường cho chúng tôi hay, chỉ cần một trận mưa, toàn bộ số phân đặc quánh này sẽ được hòa cùng dòng nước rồi tất cả đổ xuống suối Sông Quyèn.

Đường ống dẫn phân nằm dưới lớp cỏ. Ảnh: Võ Dũng.

Đường ống dẫn phân nằm dưới lớp cỏ. Ảnh: Võ Dũng.

Chúng tôi đi ngược về phía các hồ chứa phân. Tại một hồ chứa cao nhất trong rừng keo này có một ụ nước đang chảy ào ào từ phía trên xuống, màu nước đen đặc, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Lần theo dấu vết, chúng tôi phát hiện một đường ống nhựa dưới lớp cỏ, xuyên qua rừng keo, lấp ngang dưới đoạn đường đất rồi nối lên phía bên kia đường.

Theo người dẫn đường, phía bên trên là địa điểm đóng chân của trại lợn ông Lê Giáp Tý.

Ống dẫn hạy ngầm dưới đường sau đó nối lên phía trại lợn. Ảnh: Võ Dũng.

Ống dẫn hạy ngầm dưới đường sau đó nối lên phía trại lợn. Ảnh: Võ Dũng.

Đi qua ngang một con đường nhỏ, nhìn lên phía trên dễ dàng nhận ra một bể bằng bê tông cao bằng đầu người, xung quanh cỏ mọc um tùm. Ngay phía trên là khu vực đóng chân của một trại lợn.

Nước từ bể bê tông này theo ống nhựa phun ra giữa bãi đất rồi theo ống nhựa chảy xuống 6 ao chứa ở dưới rừng keo, một phần chảy tràn, thẩm thấu vào lòng đất.

Bể lắng gần như tê liệt, nước bẩn phun ra, một phần chảy theo ống dẫn. Ảnh: Võ Dũng.

Bể lắng gần như tê liệt, nước bẩn phun ra, một phần chảy theo ống dẫn. Ảnh: Võ Dũng.

Bài liên quan

Theo ông Lê Giáp Tý, trong khuôn viên 3 nghìn m2 có hai dãy chuồng trại với số lượng 1 nghìn con lợn thịt. Gia trại của ông đã được UBND huyện Như Xuân đồng ý cho xây dựng và đưa vào sử dụng từ 3 năm nay.

Chiều 19/8, ngay sau khi PV phản ánh sự việc, UBND xã Hóa Quỳ đã cử cán bộ xuống trực tiếp hiện trường ghi nhận sự việc.

Theo thông tin chúng tôi nhận được từ lãnh đạo xã Hóa Quỳ, đơn vị này đã lập biên bản vi phạm và sẽ xử lý theo thẩm quyền

Một phần thẩm thấu vào lòng đất. Ảnh: Võ Dũng.

Một phần thẩm thấu vào lòng đất. Ảnh: Võ Dũng.

“Sau khi lập biên bản sự việc chúng tôi sẽ báo cáo lên UBND huyện Như Xuân để có hướng xử lý dứt điểm” - ông Lê Phúc Hải Chủ tịch UBND xã Hóa Quỳ cho hay.

Phân lợn đã được xử lý qua bể bioga(?)

“Trong khuôn viên này chúng tôi xây dựng 6 bể bioga với tổng 120m3 và 1 bể lắng 300m3. Phân lợn được xử lý qua bioga rồi qua bể lắng trước khi thải ra các hồ chứa dưới rừng keo chứ không có chuyện xả thải phân lợn trực tiếp ra môi trường. Quy mô của chúng tôi không to nhưng cũng không nhỏ. Hồ sơ chấp thuận của UBND huyện hiện nay tôi cũng không biết đang nằm ở đâu và thực sự không biết tiêu chuẩn nước thải ra ngoài môi trường như thế nào là được chấp nhận” – ông Lê Giáp Tý, chủ trại chăn nuôi lợn này cho hay.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.