| Hotline: 0983.970.780

Sợ trù dập, công chức "nhắm mắt" trước tham nhũng

Thứ Ba 15/11/2011 , 09:26 (GMT+7)

Bà Lê Hiền Đức (76 tuổi, Hà Nội), người được tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng về thành tích chống tham nhũng năm 2007 cho biết, hiện nay đơn người dân gửi đến bà cỡ vài tạ.

Bà Lê Hiền Đức (76 tuổi, Hà Nội): "Hiện nay đơn người dân gửi đến  cỡ vài tạ"

Bà Lê Hiền Đức phát biểu tại Hội nghị về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 14/11

Đó là thông tin từ cuộc hội thảo “Đánh giá hiệu quả, tác động của các kỳ Đối thoại về phòng, chống tham nhũng đối với công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam” diễn ra trong hai ngày 14 và 15/11 tại Hà Nội. 

Tiến hành khảo sát về những hành vi tham nhũng tại Việt Nam, các chuyên gia Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) thấy rằng, số tiền trung bình người dân thường phải hối lộ là 100.000 - 500.000 đồng, thậm chí lên tới 10 triệu đồng. Tuy nhiên, chỉ đưa hối lộ ở mức 500.000 đồng đã “nhen nhóm” muốn tố cáo và ở mức 10 triệu đồng thì 90% người sẵn sàng tố cáo vì không chịu được “gánh nặng” hối lộ đó. 

Ông Jairo Acuna- Alfaro, Cố vấn chính sách của UNDP cho biết, với câu hỏi: "Tại sao người dân gặp khó khăn khi tố giác”, các chuyên gia UNDP nhận được kết quả: 85,4% cán bộ, công chức và 78,2% người làm trong các doanh nghiệp được hỏi lo bị trù dập. Cũng vì lý do đó, hơn 75% người dân (làm nghề tự do) cũng không tố cáo nếu như bị đòi đưa hối lộ. Số người còn lại thì sợ không được bảo vệ, sợ không được khen thưởng hay lo lắng thủ tục tố cáo rườm rà và không biết tố cáo thế nào.

Cũng trong đợt khảo sát này, các chuyên gia không ngạc nhiên khi thấy địa chính, nhà đất là ngành dẫn đầu trong 10 nhóm ngành thường xuyên tham nhũng. Tiếp theo là cơ quan quản lý hải quan xuất nhập khẩu, cảnh sát giao thông, cơ quan tài chính và thuế, cơ quan cấp phép xây dựng.

Được mời đến với tư cách đại diện cho nhóm người dân dám đứng lên chống tiêu cực, bà Lê Hiền Đức (76 tuổi, Hà Nội), người được tổ chức Minh bạch Quốc tế trao giải thưởng về thành tích chống tham nhũng năm 2007 cho biết, hiện nay đơn người dân gửi đến bà cỡ vài tạ. Có những đơn khiếu nại mà bà phải “gõ cửa” ở rất nhiều cơ quan, kèm theo là những lời hứa, lời chuyển đến bộ phận “có thẩm quyền”. Thế nhưng, sau một thời gian, thì chính lá đơn đó lại quay trở về cơ quan “khởi điểm”.

Theo nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội trong 5 năm 2006- 2009, 65% nhân viên y tế “thỉnh thoảng” vi phạm y đức và tỷ lệ người sử dụng phong bì trong dịch vụ y tế ngày càng gia tăng. Chỉ sau một năm làm việc, nhân viên y tế mới của Khoa Sản và Ngoại đã có thói quen nhận phong bì. Với các khoa phòng khác, thời gian làm quen từ 1-3 năm.

Cũng theo kết quả nghiên cứu, khi đã có phong bì, bệnh nhân sẽ được rút ngắn thời gian chờ đợi, nhập viện điều trị và được đối xử niềm nở, nhẹ nhàng hơn.

Bà Đức bức xúc: Công lý ở đâu nếu như cơ quan chức năng vừa đá bóng vừa thổi còi? Bà cũng cho hay, biết bà là người luôn giúp “đòi lại công bằng” nên dân kéo đến nhà mỗi ngày một nhiều.

Vì vậy, “dù kết quả không được như mong muốn, dù công cuộc đấu tranh sẽ dài hơn nhưng chỉ khi hết hơi thở thì tôi mới ngừng đấu tranh”- người đàn bà được mệnh danh “Bà già khó chịu” giãi bày.

Ông Tống Đức Quyết, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Văn phòng BCĐ TƯ về phòng chống tham nhũng thừa nhận, dù đã 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng nhưng vấn đề này vẫn hết sức nghiêm trọng và diễn biến phức tạp trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Hiện nay một số cơ chế, chính sách, quy định còn chậm bổ sung, sửa đổi nên hiệu quả thấp trong tổ chức thực hiện. Trong khi tính tiên phong gương mẫu của người đứng đầu trong công tác PCTN còn yếu. Số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp so với thực tế diễn ra.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm