| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Mở rộng vùng lúa đặc sản

Thứ Sáu 14/09/2018 , 15:50 (GMT+7)

Chi cục Trồng trọt và BVTV Sóc Trăng cho biết, vụ HT 2018 mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa đặc sản được mở rộng thêm 200ha ở các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và Thạnh Trị,...

17-49-22_cnh_dong_lu_thom_dc_sn_soc_trng_-_nh_hp
Cánh đồng lúa thơm đặc sản

Theo Sở NN-PTNT Sóc Trăng, đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản của tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 hình thành vùng sản xuất đạt 137.500 ha, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gạo thơm Sóc Trăng có thương hiệu trên thị trường trong nước và xuất khẩu, với sản lượng đạt 800.000 tấn.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Sóc Trăng cho biết, vụ HT 2018 mô hình sản xuất và tiêu thụ lúa đặc sản được mở rộng thêm 200ha ở các huyện Mỹ Xuyên, Trần Đề và Thạnh Trị, nâng tổng diện tích thực hiện trong năm lên 400ha. Các mô hình thực hiện theo kế hoạch của đề án Phát triển SX lúa đặc sản (bao gồm các giống lúa ST, lúa Tài nguyên mùa và các giống lúa thơm nhẹ) của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Ruộng lúa thực hiện theo mô hình được tỉnh hỗ trợ chi phí giống, vật tư phân bón và thuốc sinh học trừ sâu bệnh. Hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo đến đặt hàng và thỏa thuận bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường với giá từ 5.600 - 7.000 đ/kg. Mô hình sản xuất 3 giống lúa ST24, OM4900, RVT. Trong vụ ĐX 2018-2019, Sóc Trăng sẽ mở thêm 200ha ở các huyện Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị và thị xã Ngã Năm.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.