| Hotline: 0983.970.780

Sống khỏe nhờ nuôi cà cuống

Thứ Ba 05/11/2019 , 10:10 (GMT+7)

Đó là anh Cao Nguyễn Đô Lăng ở ấp Hào Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (An Giang).

Anh Lăng là người tiên phong ở tỉnh An Giang thành lập trang trại nuôi con cà cuống thành công trong bể xi măng với số lượng lên đến 4.000 con.
Anh Lăng cho biết, ban đầu chưa biết cà cuống là con gì. Nhưng năm 2016 tình cờ có dịp đi Tây Ninh thăm người bạn thấy người ta nuôi cà cuống đơn giản mà cho thu nhập cao.
Từ đó anh đã mạnh dạn mua 150 con giống về nuôi thử, giá mỗi con cà cuống giống lúc đó là 150.000 đồng/con.
Tuy nhiên lúc đầu chưa có kinh nghiệm nuôi loài vật độc đáo này, tỷ lệ hao hụt khoảng 30% trên tổng số đàn. Sau nhiều ngày tháng mày mò học hỏi qua sách báo, anh đã rút nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi và phát triển đàn đến ngày hôm nay.
Anh Lăng đã nuôi cà cuống được 3 năm. Chuồng nuôi được anh làm bằng bể xi măng, bên trên bể có lưới mắt nhỏ che đậy để cà cuống không thoát ra ngoài được.
Trong hồ nuôi anh bỏ gạch ống và dựng các cây khô nằm cặp tường để cà cuống bám vào đó trú ngụ. Khi đến lúc sinh sản cà cuống tự leo lên cây đẻ trứng.
Bình quân một ổ trứng cà cuống sẽ nở ra từ 100-150 con. Nếu khách mua ổ trứng anh bán giá 600-700 ngàn đồng/ổ. Còn cà cuống bố mẹ giá 150.000 đồng/con, nếu đi giao tận tay cho khách hàng ở trong khu vực ĐBSCL giá 200.000 đồng/con.
Trứng cà cuống sau khi đẻ, anh đem ra ngoài nuôi trong bồn riêng phải luôn giữ có độ ẩm của hơi nước. Sau 4-5 ngày trứng cà cuống tự nở và rớt xuống nước tự sinh sống.
Cà cuống cơ thể hình lá, dẹt giống con gián (nhất là khi non), dài 6-7cm, rộng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, có nhiều vạch đen bóng. Đầu nhỏ, hình tam giác, hai mắt kép to tròn, đen láy, miệng có vài hút nhọn hoắt, luôn quặp xuống bụng.
Thông thường cà cuống từ lúc mới nở đến 45 ngày tuổi sẽ trưởng thành có thể xuất bán. Còn cà cuống nuôi lên thành bố mẹ khoảng 85-90 ngày tuổi là có thể. Đối với con cái sinh sản được 5-6 lần. Dòng đời cà cuống sống khoảng 1,5 -2 năm sẽ chết.
Mực nước trong bể nuôi cà cuống lý tưởng nhất là 0,5m, bình quân 15-20 ngày thay nước một lần. Mỗi bể nuôi từ 100-120 con cà cuống là tốt nhất.
Hiện anh có tổng cộng hơn 27 bể nuôi với kích thước mỗi bể nuôi là 1,5 x 3m, trong đó có 20 bể nuôi cà cuống bố mẹ sinh sản, các bể còn lại dùng để nuôi cà cuống con.
Theo kinh nghiệm nuôi cà cuống của anh Lăng, cà cuống rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 5-10%. Nhưng điều quan trọng trong hồ nuôi phải đảm bảo nước phải sạch, thức ăn luôn phải có trong hồ đầy đủ như ếch con, nhái, nòng nọc, cá con các loại…có thức ăn đầy đủ giúp chúng không ăn thịt lẫn nhau tránh hao hụt.
Hiện tại trại nuôi cà cuống của anh không đủ cung cấp cho thị trường. Khách hàng muốn mua phải đặt trước cả tháng mới đủ số lượng cà cuống giao.
Giá trị của cà cuống là ở tinh dầu. Tinh dầu của con này chủ yếu nằm ở con đực, con cái chỉ có một phần nhỏ. Con cà cuống chủ yếu làm nước mắm, người ta nướng và hấp cánh, sau đó để vô trong chai nước mắm. Con cà cuống có vị the the tựa mù tạt, nhưng thơm mùi quế, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm.
Cà cuống còn gọi là sâu quế, đà cuống.Tên khoa học Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep) là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, phần miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Giá trị nằm ở túi tinh dầu ở phần ngực.
Bình quân mỗi tháng anh xuất bán hàng ngàn con cà cuống, sau khi trừ hết chi phí cho thu lãi từ 25-30 triệu đồng.

 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm