Viện lúa ĐBSCL ký kết chuyển giao bản quyền 4 giống lúa OM |
Giá trị chuyển nhượng được DN chi trả 200 đ/kg lúa giống bán ra hoặc với mức tối thiểu tương đương 1 tỷ đồng/giống/năm. Trong thời gian chuyển giao bản quyền, các đơn vị SX, kinh doanh khác muốn sử dụng 4 giống lúa OM trên phải xin nhượng lại quyền khai thác kinh doanh từ SSC.
Đến nay Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo và phát triển trên 180 giống lúa, trong đó có 82 giống đã được công nhận là giống quốc gia, số còn lại là giống được công nhận tạm thời và nhiều giống triển vọng. Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, từ năm 2006 đến nay viện đã được bảo hộ 23 giống lúa mang thương hiệu OM và trên 30 giống đang đề nghị cấp bằng bảo hộ. Trong 6 năm qua (2011 - 2016) Viện đã chuyển nhượng bản quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền 14 giống lúa OM cho 7 đơn vị thuộc cơ quan nhà nước và doanh nghiệp SX, kinh doanh giống cây trồng.
Từ đầu năm 2017 Viện Lúa ĐBSCL và các đơn vị đã ký kết chuyển giao công nghệ SX giống và quyền sử dụng không độc quyền giống lúa thuần với tất cả các giống, ngoại trừ các giống chuyển quyền sở hữu và giống chuyển giao quyền sử dụng độc quyền ở khu vực liên quan, gồm các trung tâm giống nông nghiệp Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu; cơ sở SX và cung ứng cá và lúa giống Thạnh Trị (Sóc Trăng); Cty CP Giống cây trồng Nha Hố; Trạm giống Cái Bè (Tiền Giang); Tập đoàn Lộc Trời; Trung tâm Giống Nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang.
Giống OM nếp 406 |
TS Huỳnh Văn Nghiệp, Phó Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết, nguồn thu từ việc chuyển giao bản quyền giống lúa sẽ được chi sử dụng công khai mịnh mạch theo quy chế. Trong đó có tác giả - cán bộ nghiên cứu, chi đầu tư tạo nguồn lực phục vụ nghiên cứu chọn tạo giống mới, quỹ khen thưởng, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.