| Hotline: 0983.970.780

Bảo hộ bản quyền giống lúa OM

Thứ Tư 22/03/2017 , 13:15 (GMT+7)

Đến nay, Viện Lúa ĐBSCL đã chọn tạo và phát triển trên 180 giống lúa, trong đó có 82 giống đã được công nhận là giống quốc gia, số còn lại là giống được công nhận tạm thời và nhiều giống triển vọng.

15-58-19_sn-phm-giong-lu-om-cu-vien-lu-dbscl-nh-hp
Sản phẩm giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL
 

Từ năm 2006, Viện đã tiến hành chuyển giao quyền sử dụng một số giống lúa. Cụ thể năm 2011 chuyển giao quyền sử dụng độc quyền giống lúa OM5953 cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam. Năm 2011 chuyển nhượng quyền sở hữu các giống OMCS2000, OM2514, OM5451, OM2517 cho Tập đoàn Lộc Trời.

Năm 2012 chuyển giao độc quyền quyền sử dụng giống OM6976 trên phạm vi duyên hải miền Trung và phía Bắc. Năm 2013 chuyển giao độc quyền quyền sử dụng giống OM8017 cho Cty CP Giống cây trồng miền Nam và TCty Giống cây trồng Thái Bình.

Tháng 4/2016 chuyển giao độc quyền quyền sử dụng giống OM7347 cho Tập đoàn Điên Bàn trên địa bàn miền Trung và từ tháng 7/2016 chuyển giao Cty TNHH Nông nghiệp nhiệt đới trên địa bàn miền Bắc.

Tháng 4/2016 chuyển giao độc quyền quyền sử dụng, cho phép đổi tên các giống OM137 (DIBAR137) và OM10373 (DIBAR10373) cho Tập đoàn Điện Bàn. Tháng 9/2016 chuyển giao độc quyền quyền sử dụng giống OM375 (SUPER JASMINE9999) và OM345 (THÁI DƯƠNG 9898) cho Cty CP Giống cây trồng Nha Hố.

Từ ngày 1/1/2017 Viện Lúa ĐBSCL và các đơn vị đã ký kết chuyển giao công nghệ SX giống và quyền sử dụng không độc quyền giống lúa thuần với tất cả các giống, ngoại trừ các giống chuyển quyền sở hữu và giống chuyển giao quyền sử dụng độc quyền ở khu vực liên quan, gồm các Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu; cơ sở SX và cung ứng cá và lúa giống Thạnh Trị (Sóc Trăng); Cty CP Giống cây trồng Nha Hố; Trạm giống Cái Bè (Tiền Giang); Tập đoàn Lộc Trời; Trung tâm Giống Nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang.

Theo điều tra của Trung tâm Khảo Kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, trên tổng số 6,88 triệu ha gieo trồng lúa của cả nước, diện tích sử dụng giống lúa do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo đã đạt trên 3,5 triệu ha, chiếm trên 50%. Trong 10 giống lúa được trồng phổ biến trên cả nước, Viện đóng góp 5 giống lúa mang tên OM. Đặc biệt tại ĐBSCL có 8/10 giống được trồng phổ biến nhất là giống lúa OM, chiếm trên 80% diện tích gieo trồng.

15-58-19_nong-dn-lu-chon-giong-lu-om-nh-hp
Nông dân lựa chọn giống lúa OM

 

Trong bối cảnh mở cửa không hạn chế việc nhập giống từ bên ngoài nhưng nông dân vẫn chọn trồng giống lúa OM của Viện với tỷ lệ cao đã khẳng định ưu thế thích nghi, đạt hiệu quả cao trong điều kiện thực tiễn SX. Giống lúa OM không chỉ phát triển tốt ở ĐBSCL mà còn lan rộng ra nhiều vùng, miền trong cả nước. Điển hình là các giống OM5451, OM 6976, OM 4900, OM 6162, OM 4218... Hơn nữa trong những năm qua một số giống lúa OM được Campuchia, Lào, các nước Nam Á và châu Phi đưa về trồng và mở rộng diện tích.

Bên cạnh việc chuyển giao các giống lúa mới, hàng năm Viện tổ chức SX và cung ứng hàng trăm tấn giống siêu nguyên chủng, hàng ngàn tấn giống nguyên chủng và xác nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các địa phương, góp phần đưa tổng diện tích lúa ở ĐBSCL sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn các cấp từ dưới 1% năm 1999 đến nay lên trên 65%.

Từ sau khi Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực, từ năm 2006 đến nay Viện đã được bảo hộ 23 giống lúa mang thương hiệu OM và trên 30 giống đang đề nghị cấp bằng bảo hộ. Theo Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế của Viện, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp lý việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với giống lúa, song vẫn còn một số đơn vị kinh doanh và SX tư nhân hoặc DN nhà nước chưa thực hiện một cách nghiêm túc.

Do vậy, trong vài năm gần đây việc áp dụng quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ giống lúa tại Viện được khuyến khích và hỗ trợ nhằm mục đích khai thác kết quả nghiên cứu bảo đảm hài hòa lợi ích nhiều bên. Việc quan hệ tốt với các DN, địa phương đã giúp Viện thu hút được nhiều đối tác trong triển khai công tác chuyển nhượng quyền bảo hộ giống lúa.

Viện Lúa ĐBSCL đã đề xuất các giải pháp thực hiện liên kết 4 nhà trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm quyền lợi hài hòa giữa nhà nghiên cứu, DN, nhà nông và nhà quản lý. Nâng cao tính tự giác, ý thức của các DN về bảo vệ tác quyền đối với việc sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Có hệ thống thanh quyết toán công khai minh bạch đối với các Cty, DN tư nhân cũng như nhà nước để hạn chế việc không thực thi việc chi trả quyền tác giả cho chủ sở hữu trí tuệ...

23 giống lúa OM đã được cấp bằng bảo hộ: OM6561, OM4059, OM5199, OM6161, OM6162, OM8923, OM6976, OM4900, OM5451, OM5954, OM5625, OMCS2009, OM4488, OM5629, OM5981, OM6600, OM7347, OM5464, OM8017, OM9921, OM6932, OM9915, OM9916.

30 giống lúa OM được chấp nhận đơn xin cấp bằng bảo hộ: OM6627, OM10375, OM10412 (nếp), OM10211, OM137, OM138, OM361, OM366 (nếp), OM368 (nếp), OM10373, OM6328, OM5976, OM10252, OM10418, OM8927, OM3673, OMCS10393, OM10417, OMCS2012, OM9918, OM9582, OM9577, OM9584, OM18, OM178, OM380, OM nếp 406,  OM230, OM232, OM359.

 

Xem thêm
Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh và an toàn thực phẩm

Sáng 9/1, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 2025.

Còn 400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, Bình Định lên lộ trình nâng cấp

Ngành chức năng Bình Định yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ phải đảm bảo vệ sinh thú y để cung cấp nguồn thịt sạch cho thị trường ngày Tết.

Vượt bão lũ thiên tai, sản xuất nông nghiệp Hà Nội đạt kết quả ấn tượng

HÀ NỘI Sáng 9/1, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Triển vọng kinh tế xanh từ phế phụ phẩm ngành sắn

TÂY NINH Tây Ninh là thủ phủ cây sắn của cả nước, các phế phụ phẩm ngành sắn đang được địa phương này tận dụng triệt để, hướng tới kinh tế xanh và tuần hoàn, bền vững.