| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng năng lượng mặt trời vận hành tự động hệ thống thủy lợi

Thứ Sáu 25/11/2022 , 08:45 (GMT+7)

Việc này giúp vận hành các cống thủy lợi nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện, vừa đem lại hiệu quả về kinh tế vừa giảm sức lao động.

Cống Đống Cung, thuộc hệ thống thủy lợi Đa Độ. Ảnh: Đinh Mười.

Cống Đống Cung, thuộc hệ thống thủy lợi Đa Độ. Ảnh: Đinh Mười.

Hiện nay, nhiều hồ chứa và công trình thủy lợi quy mô lớn trên cả nước đã được ứng dụng công nghệ đóng mở tự động, tuy nhiên tại TP Hải Phòng việc vận hành các cống thủy lợi vẫn chưa được tối ưu.

Về cơ bản công nhân phải vận hành bằng phương pháp thủ công, dùng sức lao động để quay, kéo, nâng cũng như hạ cánh cống.

Theo tìm hiểu, đa số các cống thủy lợi ở Hải Phòng cơ bản là xa khu dân cư, chưa có hệ thống điện lưới, việc vận hành các cửa cống phụ thuộc nhiều vào thủy triều và thời tiết, khí hậu.

Tùy theo quy mô, mỗi cống cần từ 1-3 công nhân để vận hành, mỗi lần nâng hoặc hạ một cánh cống ít nhất mất khoảng 45 phút, tốn nhiều công sức.

Với các cống gần nơi có nguồn điện lưới, thì cơ bản được trang bị thiết bị vận hành bằng điện, người công nhân vận hành đỡ vất vả hơn nhưng số lượng này không nhiều. Do đó, với việc phải thao tác thủ công, người phụ trách sẽ phải làm việc bất kể đêm ngày, mưa bão.

Việc vận hành đóng, mở cống thủy lợi mất nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Đinh Mười.

Việc vận hành đóng, mở cống thủy lợi mất nhiều thời gian và công sức. Ảnh: Đinh Mười.

Từ thực tế này, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ (Công ty Đa Độ) đã nghiên cứu ứng dụng thiết bị năng lượng mặt trời để quản lý, vận hành từ xa hệ thống cống thủy lợi, sau khi ứng dụng thực tế đã cho hiệu quả thiết thực.

Ghi nhận tại cống Bãi Vẹt và cống Đống Cung, trên địa bàn huyện An Lão cho thấy, việc điều khiển từ xa được sử dụng hoàn toàn qua thiết bị có kết nối internet, có camera giám sát vận hành, không cần công nhân vận hành thủ công.

Do ở giữa cánh đồng, xa khu dân cư nên thay bằng sử dụng nguồn điện lưới quốc gia, nguồn điện đang được đội ngũ vận hành sử dụng 100% năng lượng mặt trờ những vẫn đảm bảo vận hành phục vụ sản xuất theo lịch điều tiết nước và nhu cầu tiểu vùng tại địa phương.

Bên cạnh đó, hệ thống website sẽ giám sát điều khiển, cập nhật số liệu 24/24, các thiết bị tận dụng không gian để lắp đặt trên giàn công tác, không tốn diện tích mặt đất. Trong những trường hợp khẩn cấp có thể chuyển sang vận hành thủ công dễ dàng, thuận tiện cho người sử dụng.

Cán bộ kỹ thuật Công ty Đa Độ vận hành đóng, mở cống tự động tại cống Đống Cung bằng điện thoại di động có kết nối 3G. Ảnh: Đinh Mười.

Cán bộ kỹ thuật Công ty Đa Độ vận hành đóng, mở cống tự động tại cống Đống Cung bằng điện thoại di động có kết nối 3G. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Phạm Duy Trung – Trạm trưởng Trạm khai thác thủy lợi An Lão cho biết, qua 1 năm đội tiếp nhận, quản lý và sử dụng hệ thống đóng, mở cống bằng năng lượng mặt trời đã giúp nâng cao hiệu suất của công trình, khai thác hết khả năng, tiếu tiêu rất kịp thời, giúp tiết kiệm được sức lao động trong quá trình vận hành, sử dụng.

“Đội quản lý 33 cống trên bờ Đa Độ, trước đây mỗi công nhân phải đảm nhiệm vận hành từ 3-5 cống, vào những thời điểm mưa bão anh em rất vất vả và nhiều khi không kịp. Từ khi áp dụng tự động hóa, đã giúp anh em giải phóng sức lao động, tiêu úng rất kịp thời”, ông Trung cho hay.

Theo Công ty Đa Độ, khi áp dụng hệ thống, việc vận hành cống giảm 20 - 40% thời gian so với vận hành thủ công, với cống Đống Cung 2 cửa đã giảm 10 phút và 2 công nhân vận hành.

Với sự thay đổi mực nước, toàn bộ thiết bị được vận hành bằng dòng điện 1 chiều từ năng lượng mặt trời 12-48V, đảm bảo cho người thao tác, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ.

Pin năng lượng mặt trời được sử dụng để vận hành hệ thống thủy lợi tại những nơi xa dân cư, không có điện lưới quốc gia. Ảnh: Đinh Mười.

Pin năng lượng mặt trời được sử dụng để vận hành hệ thống thủy lợi tại những nơi xa dân cư, không có điện lưới quốc gia. Ảnh: Đinh Mười.

Việc vận hành tự động, giúp tăng tuổi thọ công trình, nếu áp dụng cho các cống gần nhau còn giúp công nhân giảm thời gian di chuyển mà vẫn đảm bảo các cống vận hành gần như đồng thời với nhau.

Mặt khác cũng làm tăng hiệu quả điều tiết nước, đáp ứng kịp thời như cầu nước sản xuất nông nghiệp của các địa phương và ngăn chặn tiêu thoát nước theo từng tiểu vùng trên hệ thống thủy lợi.

Thiết bị này không chỉ đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn giảm sức lao động cho công nhân, trong an toàn phòng chống cháy nổ cũng như cải thiện môi trường, nâng cao năng lực quản lý hệ thống và chủ động được công tác điều hành trong điều kiện không có điện lưới quốc gia

Từ hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội, hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời để quản lý vận hành từ xa, hệ thống cống thủy lợi có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều địa phương, đơn vị.

Vận hành mở cống thủy lợi từ xa. Ảnh: Đinh Mười.

Vận hành mở cống thủy lợi từ xa. Ảnh: Đinh Mười.

Ông Đỗ Văn Trãi, Chủ tịch Công ty Đa Độ cho biết, đơn vị được UBND TP Hải Phòng giao quản lý, khai thác vận hành hệ thống thủy lợi Đa Độ trải dài 5 đơn vị hành chính: huyện An lão, Kiến Thụy, quận Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn với trên 1.200 công trình thủy lợi lớn nhỏ phục vụ phát triển dân sinh kinh tế xã hội trong lưu vực hệ thống.

Thời gian qua, việc chuyển đổi số và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý, vận hành các công trình thủy lợi được đơn quan đặc biệt quan tâm và đã có những thành công bước đầu.

Với công trình nghiên cứu nói trên, hiện tại đã được UBND TP Hải Phòng và các sở, ngành đánh giá, công nhận, cho đưa vào ứng dụng thực tế. Trong năm 2022, sau khi báo cáo đã được UBND TP Hải Phòng đồng ý phân bổ một phần vốn để nhân rộng việc ứng dụng ra toàn hệ thống và xây dựng phòng điều hành.

“Trước mắt, những công trình đầu mối, những công trình quan trọng sẽ áp dụng vận hành trước, từ hiệu quả thực tế, những năm tiếp theo sẽ tiếp tục xin ý kiến để nhân rộng ra toàn hệ thống, điều khiển từ xa, tự động hóa”, ông Đỗ Văn Trãi khẳng định.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 2] Cất cánh từ 3 yếu tố then chốt

Chất lượng sản phẩm, chiến lược thương hiệu và đổi mới công nghệ sẽ là những yếu tố then chốt để đưa yến sào Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Chó nghi dại cắn 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ

BÀ RỊA - VŨNG TÀU CDC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông tin, đơn vị vừa ghi nhận một vụ chó nghi mắc bệnh dại đã cắn ít nhất 5 người bị thương, trong đó có trẻ nhỏ.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Nông dân Đắk Nông đổi mới phương thức canh tác, thích ứng với hạn hán

Đắk Nông Trước tình trạng hạn hán ngày một diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân ở Đắk Nông đã chủ động nghiên cứu các phương thức canh tác đổi mới mang lại hiệu quả cao.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các ngư dân thiệt mạng do tàu nước ngoài đâm

Chiều ngày 10/4, lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư đã đến thăm hỏi, động viên, chia buồn với các gia đình ngư dân Thanh Hóa bị thiệt mạng.

Yên Bái ‘báo động đỏ’ cháy rừng

YÊN BÁI Mùa hanh khô ở vùng cao của tỉnh Yên Bái luôn trong tình trạng ‘báo động đỏ’ xảy ra cháy rừng, ngành chức năng và người dân cần cảnh giác cao độ.

Đọc nhiều nhất